100 thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo thống kê năm 2023 đều nằm ở châu Á, với chất lượng không khí kém, gây nguy hiểm cho hàng tỷ người.
Theo báo cáo của IQAir, cơ quan theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới, có đến 83 thành phố trong top 100 thành phố ô nhiễm nhất thế giới đều ở Ấn Độ và tất cả đều vượt quá hơn 10 lần so với hướng dẫn về chất lượng không khí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Nghiên cứu đã xem xét cụ thể về mức độ bụi mịn PM2.5, chất gây ô nhiễm nhỏ nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất. Chỉ 9% trong số hơn 7.800 thành phố trong danh sách được phân tích chất lượng không khí trên toàn cầu đáp ứng tiêu chuẩn của WHO, với mức PM2.5 trung bình hàng năm không được vượt quá 5 µg/m³ (microgam trên mét khối).
Giám đốc điều hành IQAir Global Frank Hammes cho biết: “Chúng tôi thấy rằng ô nhiễm không khí có tác động đến mọi mặt của cuộc sống. Thông thường, ở một số quốc gia ô nhiễm nhất, nó có khả năng làm giảm tuổi thọ của con người từ ba đến sáu năm và nhiều năm phải chịu đựng trong khổ sở trước đó. Nhưng đó là điều hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu có chất lượng không khí tốt hơn”.
Khi hít phải bụi mịn, PM2.5 đi sâu vào mô phổi và có thể xâm nhập vào máu. Nguồn gốc của bụi mịn đến từ những việc như: đốt nhiên liệu hóa thạch, bão cát và cháy rừng. Đồng thời nó cũng là tác nhân gây ra bệnh hen suyễn, bệnh tim và phổi, ung thư và các bệnh về đường hô hấp khác hay suy giảm nhận thức ở trẻ em.
Begusarai, thành phố có nửa triệu dân ở bang Bihar, Ấn Độ, là thành phố ô nhiễm nhất thế giới vào năm 2023 với nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm là 118,9 – cao gấp 23 lần so với hướng dẫn của WHO. Theo sau trong bảng xếp hạng IQAir là các thành phố khác của Ấn Độ như: Guwahati, Assam, Delhi, và Mullanpur (Punjab).
Theo báo cáo, có 1,3 tỷ người trên khắp Ấn Độ, tương đương 96% dân số phải sống với chất lượng không khí ô nhiễm cao gấp 7 lần so với hướng dẫn của WHO.
Trung và Nam Á là những khu vực có chất lượng không khí kém nhất toàn cầu, nơi có đến 4 quốc gia trong danh sách ô nhiễm nhất năm 2023 là Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ và Tajikistan.
Giám đốc IQAir – ông Hammes cho biết, mức độ ô nhiễm sẽ không được cải thiện nếu không có những thay đổi lớn về cơ sở hạ tầng năng lượng và hoạt động nông nghiệp.
Ông nói thêm: “Điều đáng lo ngại ở nhiều nơi trên thế giới là những thứ gây ô nhiễm không khí ngoài trời đôi khi cũng là những thứ gây ô nhiễm không khí trong nhà. Vì vậy, việc nấu ăn bằng nhiên liệu bẩn sẽ tạo ra mức độ phơi nhiễm trong nhà cao gấp nhiều lần mức độ phơi nhiễm bạn thấy ở ngoài trời”.
IQAir nhận thấy rằng 92,5% trong số 7.812 địa điểm ở 134 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ mà họ phân tích chất lượng không khí trung bình vào năm 2023, có chỉ số bụi mịn PM2.5 vượt quá giới hạn trong hướng dẫn của WHO.
Chỉ có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có chất lượng không khí được xem là trong lành là: Phần Lan, Estonia, Puerto Rico, Australia, New Zealand, Bermuda, Grenada, Iceland, Mauritius và Polynesia thuộc nước Pháp.
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam