Nhằm tăng diện tích, nâng cao độ che phủ rừng, những năm qua, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu luôn quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ đó, tỷ lệ che phủ rừng ở huyện Nậm Nhùn tăng lên qua từng năm góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và tạo sinh kế cho người dân.
Huyện Nậm Nhùn có trên 78.424 ha rừng, gồm 76.338 ha rừng tự nhiên (rừng phòng hộ trên 45.144 ha; rừng sản xuất trên: 31.194 ha) và 28,67 ha rừng trồng đã thành rừng và khoảng 2.057 ha cây cao su, tỷ lệ che phủ rừng đạt 56,46%.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, PCCCR, huyện Nậm Nhùn đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện và ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, xã, thị trấn chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện sẵn sàng đảm bảo lực lượng cơ động xử lý mọi tình huống xảy ra đối với rừng như: chặt phá rừng trái phép, đốt rừng, săn bắt động vật, vận chuyển lâm sản rừng…
Bên cạnh đó, cũng từ chính sách chi trả DVMT rừng đã tác động không nhỏ đến ý thức bảo vệ rừng của nhân dân trên địa bàn, từ đó hạn chế số vụ phá rừng, đốt rừng và tỷ lệ che phủ rừng cũng được nâng lên qua từng năm.
Năm 2023 trên địa bàn huyện Nậm Nhùn có trên 78.000 ha rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, trung bình mỗi hộ dân được chi trả 15 triệu đồng/năm, có những hộ lên đến khoảng 60 triệu đồng/năm. Từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện việc bảo vệ và phát triển rừng có nhiều chuyển biến tích cực, tình trạng phá rừng, cháy rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép đã giảm, ý thức bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng của người dân ngày càng được nâng cao.
Ông Đỗ Quang Ngọc, Chủ tịch UBND xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn cho biết: Xã Hua Bum có tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,4%, là một trong những xã có diện tích, có độ che phủ rừng lớn trên địa bàn huyện. Để đạt được điều đó thời gian qua ngoài sự nỗ lực bảo vệ rừng của các lực lượng chức năng, còn có sự đóng góp của người dân trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt là nhờ chính sách hỗ trợ dịch vụ môi trường rừng đã giúp cho bà con nhân dân trên địa bàn có thêm nguồn thu nhập qua đó nâng cao ý thức của bà con trong việc giữ gìn và bảo vệ rừng.
Năm 2022, người dân trong toàn xã được nhận hơn 10 tỷ đồng tiền chi trả DVMTR, bình quân mỗi hộ nhận trên 25 triệu đồng từ nhận giao khoán, bảo vệ rừng. Số tiền môi trường rừng được coi là một nguồn thu quan trọng để các hộ gia đình có thể trang trải cuộc sống, đầu tư làm ăn, vươn lên thoát nghèo. Cũng từ đó, những cánh rừng trên đất Hua Bum ngày càng phát triển xanh tốt, bà con nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Nhờ chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng hiện có những năm vừa qua xã không để xảy ra vụ cháy rừng nào.
Bên cạnh đó, cũng từ nguồn tiền này một số bà con đã sử dụng để sửa sang nhà cửa, mua sắm trang thiết bị phục vụ gia đình, làm nguồn vốn để phát triển sản xuất, qua nhiều năm thì đời sống của người dân cũng đã thay đổi rõ nét, ý thức cũng như nhận thức về chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng cũng ngày càng được nâng cao.
Với mục tiêu phát triển rừng bền vững và nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc từ rừng, thời gian tới huyện Nậm Nhùn sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng, trồng rừng mới và đặc biệt là phát triển vùng dược liệu dưới tán rừng người dân có thêm thu nhập cũng đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Hoàng Châu -Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/nam-nhun-lai-chau-nang-do-che-phu-rung-tao-sinh-ke-cho-nguoi-dan-376350.html
Tin cùng chuyên mục:
Thông tin tiếp về việc Hồ thủy điện Thác Giềng 1 “đầy rác”: Kiểm tra, chấn chỉnh chủ đầu tư!
Quảng Nam: 25 doanh nghiệp du lịch đạt chứng nhận du lịch xanh
Giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh: Hướng tới sự phát triển bền vững
Lạng Sơn: Chủ động ứng phó sự cố môi trường
Chung tay, góp sức vì môi trường xanh, bền vững
Cần Thơ: Thu gom, xử lý rác đảm bảo vệ sinh môi trường
Gần 18.000 tỷ đồng giúp 10 tỉnh miền Tây ứng phó biến đổi khí hậu
Điện Biên: Mặt trận Tổ quốc các cấp chung tay bảo vệ môi trường
Thúc đẩy tái chế chất thải tại Việt Nam
Nghiên cứu khả năng ứng dụng vật liệu xây dựng mới bảo vệ môi trường
Lào Cai: Tìm giải pháp xử lý rác thải thành thị và nông thôn
Đồng Nai: Triển khai thực hiện các hợp phần của Đề án giảm thiểu khí các-bon
Yên Bái xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố chất thải
Nghệ An: Chỉ đạo thực hiện loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính
Hà Nội: Bắt quả tang cơ sở san, chiết, nạp LPG trái phép
TP.HCM thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt