Vừa qua, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 23/2024/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 về việc Ban hành Quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh.
Theo quy định, việc quản lý chất thải rắn xây dựng trong quá trình thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình của các tổ chức, cá nhân phải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường 2020; khi thiết kế công trình phải có giải pháp thiết kế và công nghệ, lựa chọn sử dụng vật liệu hợp lý nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải phát sinh, khuyến khích tái sử dụng chất thải rắn xây dựng phát sinh; khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát việc thực hiện các quy định quản lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn.
Địa điểm xử lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước được quy hoạch tại 5 khu xử lý chất thải rắn ở huyện: Thanh Hà, Thanh Miện, Bình Giang, thị xã Kinh Môn và thành phố Chí Linh theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc xử lý tại các cơ sở có năng lực xử lý phù hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Địa điểm tập kết, đổ chất thải rắn xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy hoạch khác có liên quan. Chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng, vật liệu, đất đào thừa từ các công trình xây dựng được tập kết tạm thời tại các vị trí không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh để tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng hoặc sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp do UBND xã, phường, thị trấn xác định.
Chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng được phân loại thành chất thải rắn xây dựng có khả năng tái chế, tái sử dụng; không có khả năng tái chế, tái sử dụng phải xử lý; nguy hại được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. Chất thải rắn xây dựng sau khi phân loại không được để lẫn với các chất thải khác và phải được lưu giữ riêng.
Các loại chất thải rắn xây dựng được tái chế, tái sử dụng theo các mục đích sau: Chất thải rắn xây dựng dạng bê tông và gạch vụn chủ yếu được tái chế thành cốt liệu thô, có thể sử dụng làm vật liệu sản xuất gạch, các sản phẩm vật liệu xây dựng khác hoặc san nền. Đối với chất thải rắn xây dựng như gỗ, giấy chủ yếu được tái chế làm nguyên liệu cho sản xuất giấy, gỗ, nhiên liệu đốt. Đối với chất thải rắn xây dựng là vật liệu hỗn hợp nhựa đường, có thể tái chế thành vật liệu bê tông nhựa (dạng cốt liệu). Đối với phế liệu là thép và các vật liệu kim loại khác, có thể trực tiếp tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu cho ngành luyện kim. Các loại chất thải rắn xây dựng khác có khả năng tái chế, tái sử dụng được tái chế, tái sử dụng theo mục đích phù hợp.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chất thải rắn xây dựng sau khi đào, phá dỡ được tái chế, tái sử dụng, xử lý theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Chất thải không có khả năng tái chế, tái sử dụng được chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đối với chất thải rắn xây dựng có thành phần nguy hại phải được xử lý theo quy định tại Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh; Công khai địa điểm xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước theo quy định pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và UBND cấp huyện hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, UBND các cấp phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
• – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/hai-duong-phe-thai-xay-dung-se-tai-su-dung-lam-vat-lieu-san-lap-377078.html
Tin cùng chuyên mục:
Thông tin tiếp về việc Hồ thủy điện Thác Giềng 1 “đầy rác”: Kiểm tra, chấn chỉnh chủ đầu tư!
Quảng Nam: 25 doanh nghiệp du lịch đạt chứng nhận du lịch xanh
Giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh: Hướng tới sự phát triển bền vững
Lạng Sơn: Chủ động ứng phó sự cố môi trường
Chung tay, góp sức vì môi trường xanh, bền vững
Cần Thơ: Thu gom, xử lý rác đảm bảo vệ sinh môi trường
Gần 18.000 tỷ đồng giúp 10 tỉnh miền Tây ứng phó biến đổi khí hậu
Điện Biên: Mặt trận Tổ quốc các cấp chung tay bảo vệ môi trường
Thúc đẩy tái chế chất thải tại Việt Nam
Nghiên cứu khả năng ứng dụng vật liệu xây dựng mới bảo vệ môi trường
Lào Cai: Tìm giải pháp xử lý rác thải thành thị và nông thôn
Đồng Nai: Triển khai thực hiện các hợp phần của Đề án giảm thiểu khí các-bon
Yên Bái xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố chất thải
Nghệ An: Chỉ đạo thực hiện loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính
Hà Nội: Bắt quả tang cơ sở san, chiết, nạp LPG trái phép
TP.HCM thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt