Theo kế hoạch Quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035, thành phố đặt mục tiêu giảm thiểu tối đa ô nhiễm không khí, bảo đảm ít nhất 75% số ngày trong năm có chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình theo chỉ số AQI.
Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hiện Hà Nội đã xóa được hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% hiện tượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công, thu gom, vận chuyển rác thải hằng ngày đạt trên 90% ở tất cả khu vực trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội cũng triển khai các chương trình thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí. Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, công trình xây dựng thi công không bảo đảm vệ sinh môi trường.
Mặc dù vậy, thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn đang là vấn đề nan giải của thành phố. Theo các kết quả quan trắc gần đây, số ngày chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (AQI) ở mức kém và xấu chiếm hơn 30% tổng số ngày quan trắc trong năm. Nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội vượt khoảng gần 2 lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong đó, giao thông – vận tải đang là nguồn phát thải PM2.5 lớn nhất (chiếm 50-70%), tiếp đến là từ nguồn sản xuất công nghiệp (14-23%), còn lại các nguồn sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Trước thực trạng này, mới đây, UBND đã ban hành Quyết định số 1142/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng không khí TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Một trong những mục tiêu quan trọng của Kế hoạch là tới năm 2030, Hà Nội sẽ giảm thiểu tối đa ô nhiễm không khí, bảo đảm chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình theo chỉ số AQI ít nhất 75% số ngày trong năm; giảm phát thải PM2.5 từ các nguồn thải chính, tổng phát thải bụi PM2.5 trên toàn thành phố giảm khoảng 20% so với năm cơ sở (năm 2019), tương đương tổng lượng phát thải giảm 6.200 tấn PM2.5.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, kế hoạch đưa ra 4 nhiệm vụ trọng tâm là: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chất lượng không khí phù hợp thực tiễn và yêu cầu phát triển, tăng cường kiểm soát khí thải và khuyến khích sản xuất sạch, bền vững. Hà Nội cũng sẽ thực hiện đồng thời các giải pháp giảm phát thải từ các nguồn thải chính bao gồm giao thông, xây dựng, công nghiệp và các nguồn khác.
Kế hoạch cũng đề cập giải pháp kiểm soát khí thải từ giao thông, di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi nội thành, tăng cường tưới nước rửa đường và quản lý các hoạt động đốt rơm rạ. Những biện pháp ứng phó khẩn cấp với ô nhiễm không khí nghiêm trọng bao gồm cung cấp thông tin, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ô nhiễm không khí cho người dân ứng phó kịp thời; tăng cường sự tham gia của các bên trong quản lý chất lượng không khí thông qua giáo dục – truyền thông, hợp tác với chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng, các bên liên quan.
Hoàng Ngân – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/ha-noi-quyet-tam-giam-o-nhiem-khong-khi-372917.html
Tin cùng chuyên mục:
Thông tin tiếp về việc Hồ thủy điện Thác Giềng 1 “đầy rác”: Kiểm tra, chấn chỉnh chủ đầu tư!
Quảng Nam: 25 doanh nghiệp du lịch đạt chứng nhận du lịch xanh
Giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh: Hướng tới sự phát triển bền vững
Lạng Sơn: Chủ động ứng phó sự cố môi trường
Chung tay, góp sức vì môi trường xanh, bền vững
Cần Thơ: Thu gom, xử lý rác đảm bảo vệ sinh môi trường
Gần 18.000 tỷ đồng giúp 10 tỉnh miền Tây ứng phó biến đổi khí hậu
Điện Biên: Mặt trận Tổ quốc các cấp chung tay bảo vệ môi trường
Thúc đẩy tái chế chất thải tại Việt Nam
Nghiên cứu khả năng ứng dụng vật liệu xây dựng mới bảo vệ môi trường
Lào Cai: Tìm giải pháp xử lý rác thải thành thị và nông thôn
Đồng Nai: Triển khai thực hiện các hợp phần của Đề án giảm thiểu khí các-bon
Yên Bái xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố chất thải
Nghệ An: Chỉ đạo thực hiện loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính
Hà Nội: Bắt quả tang cơ sở san, chiết, nạp LPG trái phép
TP.HCM thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt