Cảm xúc đó tựa như người làm báo đón Giai phẩm Xuân mỗi năm. Sau những tháng ngày miệt mài tác nghiệp là háo hức đợi chờ và vỡ òa cảm xúc khi đón nhận đứa con tinh thần tuyệt vời nhất trong năm…
Mùa Xuân – chủ nhân đầu tiên của vòng quay thời gian năm nào cũng về như đã hẹn, và mỗi dịp Xuân về, niềm hân hoan chờ đón của nhân gian vẫn vẹn nguyên tươi mới như chờ một người khách quý chưa từng gặp bao giờ.
Cảm xúc đó tựa như người làm báo đón Giai phẩm Xuân mỗi năm. Sau những tháng ngày miệt mài tác nghiệp là háo hức đợi chờ và vỡ òa cảm xúc khi đón nhận đứa con tinh thần tuyệt vời nhất trong năm. “Sức Xuân” – Giai phẩm Xuân Quý Mão của Báo Tài nguyên và Môi trường năm 2023 đang được đón nhận trong ngôi nhà chung Báo Tài nguyên và môi trường như thế.
Hoài thai và ra đời trong tâm thế con tàu đất nước băng băng lướt sóng vươn khơi, tờ báo đã chứng kiến và đồng hành cùng đất nước và ngành Tài nguyên và môi trường qua 4 mùa của năm 2022 đầy ngoạn mục với những thành tựu rực rỡ.
Trải qua giai đoạn khó khăn sau đại dịch Covid-19, ý chí quật cường được tôi rèn từ nghìn năm lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã thôi thúc chúng ta đứng dậy, phục hồi mạnh mẽ và phát triển ấn tượng trong sự ngạc nhiên của thế giới. Bức tranh toàn cảnh 2022 và kỳ vọng về một năm 2023 đại lộ sinh đại phú đã được phác họa đậm nét qua con mắt của PGS, TS Nguyễn Thanh Tú với tựa đề “Chào mùa xuân thênh thang Việt Nam”.
Chào xuân mới! Mùa xuân vui kế thừa thắng lợi của năm 2022 mang lại. Đây là thắng lợi của tầm nhìn và phẩm chất Việt. Nhìn ở tầm chiến lược vĩ mô sẽ thấy, dấu ấn đường lối được hoạch định rất rõ và thuyết phục. Việt Nam chú trọng gắn kinh tế với tăng trưởng xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Việt Nam kiên trì nỗ lực theo đuổi chính sách phát triển bền vững theo khuyến nghị của Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc – một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai với 3 trụ cột chính: Phát triển bền vững kinh tế – Phát triển bền vững xã hội – Phát triển bền vững môi trường.
Trong chiến lược phát triển bền vững ấy, chúng ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đủ niềm tin tưởng vào tương lai rực rỡ bởi đi đôi với tầm nhìn chiến lược thì một trong những yếu tố đảm bảo cho phát triển bền vững đó là: Đảng luôn lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể của sự phát triển; Lấy chỉ số hạnh phúc của nhân dân làm thước đo của thành công.
Đó chính là lý do bài viết “Mùa Xuân của ý Đảng lòng dân” được Báo tài nguyên và Môi trường đặt ở vị trí đầu tiên trong Giai phẩm Xuân Quý Mão.
Mùa xuân của ý Đảng lòng dân, mùa xuân của khát vọng xanh – khát vọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh – người khai sinh ra nước Việt Nam đã gieo trồng và nhân lên mãi mãi trong những mùa xuân bất tận. Khát vọng xanh của Bác không chỉ là trồng cây mà còn là khát vọng trồng người, là khát vọng mang tầm thời đại, hiện thực hóa mục tiêu chủ nghĩa xã hội vì một thế giới đại đồng.
Ào ạt trong dòng chảy thời gian, xuyên suốt chiến lược trọng tâm của Đảng là dấu ấn xanh. Ở đó, nổi rõ vai trò của ngành Tài nguyên và Môi trường trong thực hiện Chiến lược xanh của Đảng và Chính phủ, cũng là mong mỏi xanh của thế hệ hôm nay – một mong mỏi tử tế và đạo đức, là biểu hiện sâu sắc của phẩm chất Việt Nam.
Trong niềm hân hoan vô bờ bến đón chào xuân mới, Xuân nay, toàn ngành Tài nguyên và Môi trường vô cùng hãnh diện và tự hào khi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà được Quốc hội phê chuẩn, bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Chỉ trong 4 trang báo xuân với những thông tin ngắn gọn nhưng đủ để khẳng định chân lý thuộc về sự cống hiến vô tư nhất cho Tổ quốc, cũng là minh chứng về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước hôm nay.
Gia phẩm “Sức Xuân” 2023 được kết cầu trên ba chân kiềng: “Chào xuân mới”, “Dòng chảy mùa xuân” và “Sắc xuân”. Từng chủ đề trong Giai phẩm vừa mang những thông điệp riêng, vừa có sự liên hệ mật thiết với nhau. Nếu “Chào xuân mới” là tiếng trống khai xuân giục giã mở toang cánh cửa, nhổ neo và khởi động niềm tin mới, sức bật mới, sinh khí mới thì “Dòng chảy mùa xuân” tựa hồ như ngàn ngọn gió tràn vào thổi căng buồm lộng, cùng với ngàn con sóng đẩy con thuyền đất nước vươn khơi để đón nhận những gì rực rỡ nhất, hoàn mỹ nhất mà xuân mới đang mang về trong “Sắc xuân” rực rỡ trên mọi miền đất nước tụ về.
Hội tụ trong “Sức xuân” là những cây đại thụ mà tên tuổi đã khắc ghi dấu ấn ở từng lĩnh vực công tác và trong lòng độc giả cả nước: GS,TS, NGND, nhà thơ Mã Giang Lân, PGS, TS. Nguyễn Chu Hồi, TS Trần Du Lịch, TS nhà văn Trần Văn Miều, PGS,TS Nguyễn Thanh Tú, PGS,TS Đỗ Xuân Tuất, KTS Phạm Thanh Tùng, PGS,TS Lê Anh Tuấn…
Hội tụ trong “Sức xuân” là những cây viết, những nhà thơ, nhà văn tên tuổi: Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Thị Hạnh, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Ngọc Tư, Anh Ngọc, Văn Công Hùng, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Hiệp, Đỗ Trung Lai, Lê Thành Nghị, Phạm Vân Anh, Đoàn Văn Mật, Lữ Mai, Hồ Minh Tâm, Tống Ngọc Hân, Nguyễn Phong Việt, Du An…
Hội tụ trong “Sức xuân” là những gương mặt họa sĩ Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Hiệp, Vũ Đình Tuấn, Mai Xuân Oanh, Nguyễn Hồng Quân, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Thanh Miền… những bàn tay tài hoa đã góp phần làm bừng sáng bức tranh Xuân, đưa “Sắc xuân” tự tin lộng lẫy sánh bước cùng các tên tuổi trong làng báo Xuân 2023.
Có một mùa xuân Việt Nam kiêu hãnh và vững vàng đón nhận vận hội mới, thành công mới, vị thế mới; có một mùa xuân Việt Nam xanh bền bỉ suốt bốn mùa kiên định mục tiêu phát triển xanh bền vững cho tương lai; có một mùa xuân Việt Nam ngời sáng bản sắc văn hóa Việt. Bản tình ca đất nước mùa xuân là tổng hòa của nhiều cung bậc xuân từ tất cả các địa phương, ngành nghề, lĩnh vực, con người mà sợi dây xuyên suốt là dòng chảy Tài nguyên và Môi trường và Phát triển xanh – phát triển bền vững đang cùng ngân lên trong Giai phẩm “Sức xuân”.
“Mùa xuân của ý Đảng lòng dân”, “Chào mùa xuân thênh thang Việt Nam”, “Dáng hình Tổ quốc phía chân trời”, “Áo mùa xuân cho biển”, “Chạm mùa bật dạy tiếng Xuân”, “Con đường mới mở”, “Tâm xanh”, “Về nơi bồng bềnh mây trắng”, “Phiên chợ mở cửa mùa xuân”, “Làm tổ cho nhau”, “Con đường Từ Thức”, “Người ở bên sông”, “Nguồn mạch mùa xuân”… chỉ là một số trong rất nhiều tựa đề lôi cuốn, đủ để thôi thúc chúng ta mở Giai phẩm “Sức xuân” và hứa hẹn những mảnh xuân nho nhỏ ấy không uổng công bạn đọc.
Không chỉ kỳ vọng mang đến cho bạn đọc một sự thưởng lãm thú vị và ấm áp hơi xuân, quan trọng hơn, gói ghém trong “Sắc xuân” là chút hương xuân ân tình nhất thay cho lời tri ân của những người làm báo Báo Tài nguyên và Môi trường cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường, sự phối hợp, hợp tác hiệu quả của các cơ quan, đơn vị Ngành Tài nguyên và Môi trường; cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học, các cây viết và bạn đọc trên mọi miền đất nước đã đồng hành cùng Báo; cảm ơn đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên và người lao động của Báo đã cống hiến tâm huyết và trí tuệ làm nên thành công của giai phẩm “Sức xuân”.
“Sức xuân” cũng là chút hương xuân trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các địa phương, doanh nghiệp, cá nhân đã đồng hành cùng Báo Tài nguyên và Môi trường trong suốt thời gian qua và đặc biệt là trên giai phẩm Xuân Quý Mão 2023 này.
Chào Xuân mới. Một mùa xuân an lành, hạnh phúc và thành công mới đang đến với tất cả chúng ta. Hy vọng Giai phẩm “Sức xuân” sẽ làm tròn vai Sứ giả của tình thân, nối dài thêm những cánh tay yêu thương để dòng chảy mùa xuân mang tên Tài nguyên và Môi trường đủ mạnh mẽ và tự tin góp phần đưa con tàu đất nước rẽ sóng vươn khơi, gặt hái những thành tựu mới.
Báo Tài nguyên và Môi trường
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/giai-pham-bao-tn-mt-xuan-quy-mao-2023-chut-huong-xuan-thay-loi-tri-an-ban-doc-348845.html
Tin cùng chuyên mục:
Thông tin tiếp về việc Hồ thủy điện Thác Giềng 1 “đầy rác”: Kiểm tra, chấn chỉnh chủ đầu tư!
Quảng Nam: 25 doanh nghiệp du lịch đạt chứng nhận du lịch xanh
Giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh: Hướng tới sự phát triển bền vững
Lạng Sơn: Chủ động ứng phó sự cố môi trường
Chung tay, góp sức vì môi trường xanh, bền vững
Cần Thơ: Thu gom, xử lý rác đảm bảo vệ sinh môi trường
Gần 18.000 tỷ đồng giúp 10 tỉnh miền Tây ứng phó biến đổi khí hậu
Điện Biên: Mặt trận Tổ quốc các cấp chung tay bảo vệ môi trường
Thúc đẩy tái chế chất thải tại Việt Nam
Nghiên cứu khả năng ứng dụng vật liệu xây dựng mới bảo vệ môi trường
Lào Cai: Tìm giải pháp xử lý rác thải thành thị và nông thôn
Đồng Nai: Triển khai thực hiện các hợp phần của Đề án giảm thiểu khí các-bon
Yên Bái xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố chất thải
Nghệ An: Chỉ đạo thực hiện loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính
Hà Nội: Bắt quả tang cơ sở san, chiết, nạp LPG trái phép
TP.HCM thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt