Nhiều năm qua, rác thải là vấn đề nhức nhối ở xã Cam Lập (TP. Cam Ranh). Bởi lẽ, xã nằm cách xa trung tâm thành phố, xe rác không vào từng tuyến đường để thu gom rác thải sinh hoạt; mặt khác, người dân nuôi tôm hùm thường xuyên xả túi ni lông ra biển. Từ cuối năm 2022, địa phương đã tìm giải pháp xã hội hóa để giải quyết rác thải ở đây.
Cam Lập nằm cách trung tâm TP. Cam Ranh khoảng 30km, với địa hình đồi núi, đường đi không thuận lợi. Vì vậy, xe rác của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị không thể tới nơi để gom rác thải sinh hoạt. Do rác thường được người dân tập kết tại các khu vực ven biển hoặc đồi núi nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một số hộ tự xử lý bằng cách gom lại đốt, hoặc vứt tại các khu đất trống không có người quản lý. Tại bến đò Bãi Ngang, Tàu Bể…, hàng chục tấn rác thải (chủ yếu là túi ni lông, chai nhựa, lưới nuôi tôm hùm…) được chất thành đống bốc mùi hôi thối, rất nhếch nhác, mất mỹ quan.
Ông Nguyễn Văn Mỹ – Chủ tịch UBND xã Cam Lập cho biết, vấn đề xử lý rác thải luôn được Đảng ủy, chính quyền địa phương và người dân quan tâm, trăn trở, nhưng từ trước năm 2022 không thể triển khai thực hiện được. Nguyên nhân chủ yếu là địa phương chưa có khu tập kết rác thải, chưa có phương tiện thu gom rác thải đến nơi tập trung.
Xuất phát từ thực trạng trên, UBND xã Cam Lập đã xây dựng phương án thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn xã, triển khai thí điểm tại thôn Bình Lập từ tháng 11-2022 với kinh phí đóng góp của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn. Đối với rác thải sinh hoạt trong khu dân cư, UBND xã hợp đồng thuê một đơn vị mang xe đến thu gom mỗi tuần 3 ngày. Người dân tập trung rác tại một số điểm gần nhà; sau đó, xe sẽ tới chở đi xử lý. Trong 2 tháng triển khai (tháng 11 và 12-2022), tổng kinh phí thực hiện 67,5 triệu đồng. Trong đó, doanh nghiệp hỗ trợ 51 triệu đồng, còn lại người dân đóng góp.
Đối với rác thải nhựa từ nguồn nuôi trồng thủy sản, tháng 11-2022, UBND xã đã hợp đồng thuê xe múc và công nhân tới tổng dọn rác tại các bãi biển có rác dồn về. Kết quả, đã thu gom 39 tấn rác tại cầu đò Bãi Ngang, 42 tấn rác tại cầu đò Tàu Bể, 3 tấn rác tại hội trường Bãi Ngang. Tất cả được đưa về bãi rác Hòa Sơn (xã Cam Thịnh Đông) để xử lý. Tổng kinh phí thực hiện đợt tổng vệ sinh này là 48 triệu đồng. Trong đó, doanh nghiệp hỗ trợ 28,5 triệu đồng, người dân đóng góp 3,4 triệu đồng, còn lại UBND xã tạm ứng.
Tuy UBND xã Cam Lập đã tổ chức tổng dọn rác thải tại các cầu đò nhưng một ngày giữa tháng 3, khi có mặt tại khu vực này, chúng tôi thấy rác thải vẫn còn nhiều. Theo người dân nơi đây, lượng rác thải này có một phần từ vùng nuôi trồng thủy sản ở các phường: Cam Linh, Cam Thuận… theo gió trôi dạt vào.
Ông Mỹ cho biết, nguồn rác thải ở xã Cam Lập rất lớn, nếu muốn bảo vệ môi trường khu vực này thì phải có giải pháp xử lý triệt để. Việc UBND xã vận động doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí xử lý rác thải chỉ là giải pháp tức thời. Thời gian tới, UBND xã tiếp tục phát động các đợt tổng vệ sinh, vận động kinh phí để tiến hành thu gom, xử lý rác thải tại các bãi biển; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường biển, không vứt rác thải ra biển. UBND xã cũng đã có văn bản đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND TP. Cam Ranh cân đối kinh phí hỗ trợ xã trong công tác xử lý rác thải.
VĂN KỲ – Báo Khánh Hòa
Link nguồn: https://baokhanhhoa.vn/xa-hoi/moitruong-dothi/202303/xa-cam-lap-nan-giai-xu-ly-rac-thai-8277817/
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam