Ngày 6/7, tại kỳ họp thứ bảy, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, các đại biểu đã thông qua đề xuất tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản cát thêm 90% (lên mức 7.600 đồng/m3).
Các đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết |
Nghị quyết sửa đổi mức thu phí tại điểm b khoản 4 Phần B Danh mục các khoản phí và lệ phí ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020 của HĐND thành phố Hà Nội về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn TP Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND Thành phố, như sau:
Đá làm vật liệu xây dựng thông thường: 8.000 đồng/m3. Các loại đá khác (Đá vôi, đá sét làm xi măng, Puzolan): 4.800 đồng/m3. Các loại cát khác (Cát san lấp, cát xây dựng…): 7.600 đồng/m3. Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình: 3.200 đồng/m3. Đất sét, đất làm gạch, ngói: 3.200 đồng/m3. Cao lanh: 11.200 đồng/m3. Nước khoáng thiên nhiên: 4.800 đồng/m3. Than bùn 16.000 đồng/tấn.
Vì vậy, đề xuất tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoảng sản cát thêm 90% (lên mức 7.600 đồng/m3) so với mức quy định tại Nghị quyết số 08/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020.
Đối với trường hợp khoáng sản không có trong danh mục nêu trên thì áp dụng mức thu tối đa theo Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Theo tờ trình của UBND Thành phố, hiện nay, thực trạng nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội dần cạn kiệt, việc khai thác khoáng sản trên địa bàn có khả năng gây tác động tiêu cực đến môi trường, nhất là các hoạt động về khai thác cát, đất đá. Trong khi đó, quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoảng sản trên địa bàn thành phố không thay đổi trong thời gian dài.
Đại biểu dự kỳ họp |
Việc thu của phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hiện nay đã không còn phù hợp, cần thiết sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố theo hướng điều chỉnh tăng mức thu phí hiện hành, theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 115/2020/QH14, đáp ứng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường và vị thế của Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, việc tăng mức thu phí cũng tạo được nguồn thu ngân sách từ khoản thu phí để đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường.
UBND thành phố Hà Nội đề xuất thời gian có hiệu lực của mức phí này được áp dụng từ thời đểm 1/1/2023 để các cấp các ngành có lộ trình thực hiện tốt công tác tuyên truyền kịp thời cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố được biết và chủ động điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh phù hợp khi có sự thay đổi mức phí.
Đồng thời, việc chưa áp dụng ngay mức thu phí tăng thêm cũng là để giãn bớt các chi phí của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 và phù hợp với chỉ đạo của Trung ương, Thành phố trong triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế – Ngân sách cho rằng đề xuất điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố là đáp ứng các nguyên tắc về thí điểm chính sách thu phí được Quốc hội quy định tại nghị quyết 115/2020/NQ-QH14. Ban thống nhất với đề xuất của UBND Thành phố .
T.V
Nguồn: Báo Lao động Thủ đô điện tử
06/07/2022 18:12
Tin cùng chuyên mục:
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế
Đắk Nông: Nhiều chuyển biến tích cực trong thu gom, xử lý rác sinh hoạt
TP. Vị Thanh (Hậu Giang): Hỗ trợ 474 thùng rác cho các hộ dân
TP.HCM: Ra mắt ứng dụng phân loại và thu gom rác tái chế
Đắk Lắk: Làm việc với KOICA về dự án nước thải đô thị
Phiên họp thứ nhất của Đoàn Giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Bộ TN&MT ban hành kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm