Do ảnh hưởng mưa lớn cũng như gió đông Bắc trên biển nên nhiều ngày qua ở vùng biển Phú Yên có gió mạnh, sóng lớn kết hợp triều cường uy hiếp một số khu dân cư ven biển. Địa phương đã huy động các lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân chằng chống các điểm sạt lở cũng như hạn chế triều cường xâm thực nhà dân.
Các lực lượng cảnh sát cơ động, công an Phú Yên và quân sự huyện Tuy An hỗ trợ giúp dân khắc phục thiệt hại do triều cường. |
Tối 6/1 nhiều hộ dân ở thôn Mỹ Quang Nam, xã An Chấn, huyện Tuy An đêm qua gần như không ngủ khi suốt nhiều giờ đồng hồ sóng to uy hiếp dãy nhà ở ngay mặt biển.
Tại nhà bà Nguyễn Thị Hương, thôn Mỹ Quang Nam triều cường sóng lớn đã ăn sâu vào sân và hiên nhà sâu 7m, ngang đến 15m. Nhiều hộ khác trong thôn cũng bị sóng biển đánh vỡ tường, sân nhà và làm hư hỏng nhiều hạng mục khác.
Bà Nguyễn Thị Hương cho biết khoảng 7 giờ tối đêm qua, sóng đánh mạnh cho tới khuya, nhà không dám ngủ. Nếu đêm nay sóng kiểu này nữa, em sợ sập cả nhà. Nhờ địa phương và các lực lượng xuống hỗ trợ mua bao cát, đắp bờ bao chắn tạm.
Triều cường xâm thực, ảnh hưởng nhiều hộ dân khu vực thôn Mỹ Quang Nam xã An Chấn, huyện Tuy An, Phú Yên. |
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch UBND xã An Chấn cho biết, tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã có ít nhất 2 khu dân cư bị uy hiếp bởi triều cường như vậy, trong đó nặng nhất là thôn Mỹ Quang Nam, xã An Chấn có gần 10 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có 5 nhà dân nằm sát biển có tài sản bị thiệt hại do triều cường gây ra. UBND xã An Chấn huy động lực lượng tại chỗ hơn 40 người cùng với cảnh sát cơ động, công an Phú Yên và quân sự huyện hỗ trợ thêm 60 chiến sĩ giúp dân khắc phục.
Đến trưa ngày 7/1 các lực lượng đã đắp hơn 300 bao cát để khắc phục các điểm sạt lở, hạn chế triều cường xâm thực.
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam