Điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp
Do trung tâm điều nhiệt của trẻ (nhất là trẻ dưới 3 tuổi) chưa hoàn thiện, nên nhiệt độ ngoài trời chỉ cần hơi tăng lên trẻ em đã bị nóng, do cơ thể không điều tiết được và dễ dẫn đến rôm sảy. Nhưng nếu để lạnh quá cũng rất dễ khiến con bị ho, cảm. Vì vậy, khi người lớn đi vào phòng trẻ sơ sinh phải thấy hơi nóng và toát mồ hôi thì là vừa, nếu người lớn cảm thấy mát thì trẻ sơ sinh sẽ lạnh.
Cho trẻ uống nhiều nước
Khi cho trẻ nằm phòng điều hòa, cơ thể rất dễ bị mất nước. Mất nước không những khiến cơ thể trẻ suy nhược, dễ bị ốm mà còn khiến con hay gặp táo bón.Do đó, mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi con nằm điều hòa, với nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp…đều có công dụng bù nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau quả, trái cây hơn một chút.
Tránh sự thay đổi đột ngột.
Hạn chế cho trẻ ra vào phòng điều hòa liên tục. Tắt điều hòa để trẻ thích nghi trước khi cho trẻ ra khỏi phòng. Khi trẻ vừa đi nắng về, lau khô mồ hôi, để trẻ ngồi trước quạt một lúc mới cho trẻ vào phòng điều hòa.
Mở cửa phòng để trẻ ngồi trước cửa khoảng 3 phút khi cần ra khỏi phòng.
Tránh bật điều hòa 24/24
Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Vì thế, mỗi ngày, mẹ phải tắt điều hòa ít nhất 2 lần, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài. Vào buổi sáng sớm nên mở cửa để đón ánh nắng vào phòng.
Không để điều hòa thốc thẳng vào bé khi ngủ
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng…Phòng bật điều hòa cần được thường xuyên lau dọn, nếu không nấm mốc, mầm bệnh lưu trú sẽ phát sinh “tấn công” bé. Việc sử dụng điều hòa cũng sẽ làm khô không khí. Nếu không có điều kiện mua máy phun sương hay máy hơi nước tạo độ ẩm, mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng.
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam