Sau 3 năm triển khai Nghị quyết số 98 của Thành ủy Lạng Sơn về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, TP. Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác này.
Đa dạng hoạt động tuyên truyền
Năm 2020, Thành ủy Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết số 98-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BVMT trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 – 2025.
Để triển khai Nghị quyết, từ năm 2020 đến nay, các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị – xã hội, hội quần chúng trên địa bàn TP. Lạng Sơn đã tổ chức trên 1.000 buổi tuyên truyền thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị… với hơn 70.300 lượt người tham gia; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, Trang thông tin điện tử, Fanpage của các cơ quan, đơn vị thành phố…
Cùng với đó, đã tổ chức Hội nghị trực tuyến 4 cấp để triển khai phổ biến, tuyên truyền các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020; tập huấn kiến thức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu;
Triển khai phong trào chống rác thải nhựa tại 5 đơn vị; phát động thu gom, phân loại rác thải tại nguồn từ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh; ra quân hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn hàng năm…
Thường xuyên nắm bắt tình hình dư luận xã hội liên quan đến công tác BVMT, tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp Nhân dân, kịp thời xem xét, tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân trong giải quyết các vấn đề môi trường.
Theo đánh giá của Thành ủy Lạng Sơn, triển khai Nghị quyết số 98, 100% cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể đã xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền thực hiện Nghị quyết; đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã sử dụng thiết bị chuyên dùng trong quá trình thực hiện.
Qua 3 năm triển khai, nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền trong hệ thống chính trị được nâng lên; ý thức của cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong thu gom, vận chuyển, phân loại chất thải sinh hoạt có chuyển biến tích cực.
Đa số người dân có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thu gom, phân loại, đổ rác đúng giờ, nơi quy định. Chất lượng vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị được nâng cao, góp phần thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng TP. Lạng Sơn sáng – xanh – sạch – đẹp.
Tăng cường kiểm tra, giám sát
Đến nay, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn TP. Lạng Sơn đạt 96%; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt; nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình đã sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường, túi giấy dùng 1 lần, hạn chế dùng sản phẩm, vật dụng bằng nhựa.
Thành phố có 77/87 khối thôn đã thu gom, đổ rác theo giờ; 10/87 thôn còn lại do dân cư không tập trung, xa địa bàn trung tâm, khối lượng rác thải sinh hoạt ít nên chưa thực hiện thu gom tập trung, tự xử lý tại hộ gia đình.
Các điểm thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính cơ bản được di dời để đảm bảo mỹ quan đô thị. Riêng đối với các điểm có tồn đọng rác thải, thành phố đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý các trường hợp đổ chất thải ra đường, đổ rác tại các khu đất trống không đúng thời gian quy định…
Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân trong tuân thủ, thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT. Qua đó, từ năm 2020 đến nay, đã kiểm tra, xử phạt 10 trường hợp vi phạm. Đồng thời, khen thưởng 1 tập thể, 2 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác BVMT khu dân cư.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả triển khai Nghị quyết số 98-NQ/TU, thời gian tới, TP. Lạng Sơn sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về BVMT; tham mưu các giải pháp đổi mới cách thức thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn.
Tăng cường thực hiện vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong chấp hành Nghị quyết; chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực BVMT.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung về BVMT trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức phù hợp. Tập trung tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tham gia thực hiện tốt công tác BVMT, phân loại rác tại gia đình, hạn chế sử dụng túi ni-lon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần, thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường.
Bên cạnh đó chỉ đạo UBND các phường, xã phát động phong trào Ngày Chủ nhật xanh tại các khối, thôn, duy trì thực hiện thường xuyên thành nền nếp. Vận động nhân dân xây dựng mô hình “Tổ liên gia bảo vệ môi trường”.
Huy động xã hội hóa, kết hợp với sử dụng một phần ngân sách thành phố trang bị “Ngôi nhà xanh” tại các trường học, các điểm công cộng và một số khu dân cư.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BVMT, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các khu giết mổ tập trung, góp phần ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường toàn thành phố…
Hoàng Nghĩa – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tp-lang-son-nhieu-ket-qua-tich-cuc-trong-xu-ly-chat-thai-sinh-hoat-368766.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam