Sở TN&MT Tiền Giang vừa có Văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố xử lý tình trạng sử dụng vật liệu san lấp mặt bằng chưa đảm bảo về môi trường liên quan đến tình trạng nhiều người dân địa phương sử dụng đất thải “lạ” san lấp mặt bằng gây ảnh hưởng đến môi trường.
Theo lãnh đạo Sở TN&MT Tiền Giang, thời gian gần đây, theo phản ánh của người dân, trên địa bàn thị xã Cai Lậy và huyện Tân Phước (Tiền Giang) xuất hiện tình trạng người dân sử dụng loại vật liệu san lấp mặt bằng có màu đen, mùi hôi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Theo kết quả rà soát, sơ bộ địa bàn thị xã Cai lậy hiện có 15 điểm tập kết, san lấp và địa bàn huyện Tân Phước có 3 bãi tập kết và 8 điểm san lấp. Đặc điểm chung của loại vật liệu san lấp này có màu đen, mịn, tơi xốp, thành phần chủ yếu là đất và lẫn một số tạp chất như nhựa, cao su… và có mùi hôi.
Theo các tài liệu do địa phương cung cấp, bước đầu xác định loại vật liệu này là bùn thải không nguy hại qua quá trình xử lý được sử dụng làm nền trồng cây cảnh quan, không có các kim loại nặng nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 03-MT:2005/BTNMT về đất nông nghiệp có nguồn gốc từ Công ty TNHH CNSH Sài Gòn Xanh (TP.HCM) và được xác định là đất công trình loại 2 (theo Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của Công ty TNHH CNSH Sài Gòn Xanh), hiện là sản phẩm hàng hóa.
Tuy nhiên, việc sử dụng loại vật liệu san lấp này được phản ánh có dấu hiệu ô nhiễm môi trường về mùi hôi và ngành chức năng của địa phương đang tiếp tục xác minh, làm rõ nguồn gốc, tính chất của loại vật liệu san lấp này làm cơ sở xử lý theo quy định.
Trước tình hình đó, Sở TN&MT Tiền Giang đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường rà soát, theo dõi và giám sát nhằm phát hiện, kiểm tra và xử lý kịp thời, không để xảy ra các trường hợp san lấp mặt bằng bằng vật liệu san lấp mà không rõ nguồn gốc, gây ô nhiễm môi trường.
Trường hợp phát hiện thì đề nghị các cơ sở, hộ cá nhân dừng ngay việc tập kết, sử dụng loại vật liệu này để san lấp mặt bằng đến khi có kết quả xác minh, làm rõ của ngành chức năng. Các vấn đề phát sinh thì kịp thời báo cáo về Sở TN&MT Tiền Giang để phối hợp xử lý; Sở TN&MT sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương trong quá trình thực hiện.
Trước đó, tại địa bàn thị xã Cai Lậy, có đoàn xe tải chở đất “lạ” có mùi hôi đến bán phục vụ nhu cầu san lấp mặt bằng. Có thời điểm, đoàn xe này chở quá tải, làm rơi vãi vật liệu này xuống mặt đường khiến người dân địa phương bức xúc nên đã phản ánh đến các cấp chính quyền địa phương yêu cầu xử lý.
Bạch Thanh – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tien-giang-xu-ly-viec-su-dung-dat-thai-la-de-san-lap-374944.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam