Được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã có ý thức hơn trong việc giữ rừng, phát triển rừng. Những cánh rừng trên địa bàn huyện cũng nhờ đó mà ngày càng xanh tốt. Tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện ngày một nâng lên.
Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng, mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, từng bước thay đổi nhận thức của nhân dân về vai trò và tác dụng của rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn huyện.
Nhờ triển khai hiệu quả chính sách chi trả DVMTR đã khuyến khích chủ rừng, người dân trên địa bàn xã Nậm Cần, huyện Tân Uyên thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), tích cực phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, qua triển khai thực hiện chính sách góp phần từng bước nâng cao thu nhập, người dân gắn bó hơn với rừng, tạo động lực cho kinh tế lâm nghiệp phát triển
Đến với bản Phiêng Áng, xã Nậm Cần, huyện Tân Uyên là một trong những địa phương đi đầu trong công tác bảo vệ rừng của xã. Trong những năm qua thực hiện chủ trương của xã về việc quản lý bảo vệ rừng và tăng thêm thu nhập cho bà con nhân dân thông qua tiền dịch vụ môi trường rừng.
Ông Lò Văn Pò – Trưởng bản Phiêng Áng, Nậm Cần cho biết: Từ khi được nhận tiền DVMTR, người dân trong bản tích cực bảo vệ và chăm sóc rừng, cùng với đó từ tiền DVMTR giúp nhiều hộ dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống từ đó giúp chúng tôi tăng cường trách nhiệm hơn để bảo vệ rừng.
Đồng thời, bản thường xuyên tổ chức họp, phân công nhiệm vụ cho từng hộ gia đình, lập quy ước hương ước của bản trong việc bảo vệ rừng. Đối với tiền dịch vụ môi trường rừng, bản sẽ tuyên truyền cho nhân dân sử dụng hợp lý và khoa học, ngoài ra tổ chức họp bản để thống nhất trích một phần từ tiền DVMTR để cho vào quỹ nhằm tu sửa kênh mương thủy lợi, đường bản hoặc hệ thống điện thắp sáng trong bản.
Trong nhiều năm qua diện tích rừng của xã Nậm Cần ngày càng xanh tốt, đồng bào các dân tộc địa phương đã tích cực tham gia nhận khoanh nuôi tái sinh rừng và bảo vệ rừng tự nhiên. Đây là kết quả của công tác tuyên truyền cũng như ý thức chủ động phòng chống cháy rừng, bảo vệ phát triển rừng của toàn thể chính quyền và nhân dân trong xã. Đến nay xã có trên 3 nghìn ha rừng được chi trả tiền DVMTR.
Ông Hoàng Văn Mừng – Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Cần cho biết: Trong năm 2022, toàn xã nhận được trên 3 tỷ đồng tiền DVMTR. Có thể nói rằng từ khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, ý thức bảo vệ rừng của nhân dân trong xã đã nâng lên, người dân cũng biết sử dụng tiền một cách hợp lý để tái đầu tư vào sản xuất, tăng thêm thu nhập gia đình.
Thực hiện chính sách chi trả DVMTR không chỉ giúp bà con trên địa bàn xã Nậm Cần có thêm thu nhập mà còn góp phần tích cực vào việc bảo vệ, giữ gìn những cánh rừng thêm xanh. Nhân dân đoàn kết, gắn bó cùng nhau bảo vệ và phát triển những cánh rừng của huyện.
Hoàng Châu – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tan-uyen-lai-chau-hieu-qua-tu-dich-vu-moi-truong-rung-363624.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam