Tác hại của việc thiếu ngủ
Tình trạng thiếu ngủ nếu kéo dài từ ngày này sang ngày khác sẽ trở thành một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Vì giấc ngủ là thiết yếu và nó có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Có hại cho tim
Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ hợp lý là rất cần thiết đối với sức khỏe tim mạch của bạn. Thiếu ngủ khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao bất kể tuổi tác, cân nặng, hút thuốc hay có thói quen tập thể dục.
Theo một bài phân tích trên tạp chí Tim mạch châu Âu (European Heart Journal), giấc ngủ quá ngắn (dưới 5 tiếng mỗi đêm) và dài (9 hoặc nhiều hơn mỗi đêm) được chứng minh là có ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ tim mạch. Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ sẽ tăng lên rất cao nêu bạn ngủ quá ít. Bên cạnh đó, nếu ngủ quá nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tim.
Tăng nguy cơ gây ung thư
Giấc ngủ ngắn có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc phải ung thu vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyền tiền liệt. Những công nhân làm việc ca đêm có khả năng mắc phải bệnh ung thư lớn hơn. Một tin tốt dành cho cả nam giới và nữ giới người mà ngủ 7 tiếng hoặc nhiều hơn mỗi đêm có tỷ lệ tử vong thấp nhất trong nhóm.
Giảm sức đề kháng
Thiếu ngủ có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn, được thiết kế để bảo vệ bạn khỏi bị cảm, nhiễm bệnh như cảm lạnh thông thường, cúm và các bệnh khác. Khi hệ thống miễn dịch không hoạt động đầy đủ chức năng, cơ thể sẽ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và bạn sẽ bị ốm hơn. Thậm chí, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra mối quan hệ tương quan giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch của bạn. Nếu đang bị ốm và không ngủ đủ giấc thì bạn có thể sẽ bị mất ngủ thêm trong khi cơ thể đang chống lại bệnh tật.
Giảm khả năng nhận thức
Chỉ cần thiếu ngủ một đêm cũng có thể khiến bạn gặp khó khăn trong vấn đề nhận thức.
Trong một nghiên cứu được công bố bởi tạp chí Experimental Brain Research,
một nhóm 18 người đàn ông được giao cho một nhiệm vụ để hoàn thành. Nhiệm vụ đầu tiên được hoàn thành sau một đêm ngủ đủ giấc. Nhiệm vụ tiếp theo được hoàn thành sau một đêm mất ngủ. Kết quả cho thấy: khả năng ghi nhớ, đưa ra quyết định, lý luận và giải quyết vấn đề cùng với thời gian hoàn thành nhiệm vụ, sự tỉnh táo đều giảm đi một nửa sau một đêm mất ngủ.
Hay quên
Thiếu ngủ không chỉ làm bạn hay quên mà còn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng giấc ngủ là vô cùng quan trọng trong việc củng cố những gì mà chúng ta đã học. Nói cách khác, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý là cách tốt nhất để chúng ta có thể ghi nhớ được những thông tin mới và in sâu chúng vào trong trí nhớ.
Giảm ham muốn tình dục
Nam giới trẻ tuổi bị thiếu ngủ trong thời gian khoảng một tuần được chứng minh là bị suy giảm nồng độ testosteron, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of the American Medical Association (Hiệp hội Y khoa Mỹ). Việc ngủ dưới 5 tiếng hoặc ít hơn sẽ làm suy giảm khoảng 10-15% lượng hormone sinh dục. Các nam giới trong nghiên cứu này cũng nói rằng tổng thể tâm trạng và sức khỏe của họ cũng bị giảm đi nếu thường xuyên bị gián đoạn giấc ngủ trong nhiều đêm liên tiếp.
Thậm chí, thiếu ngủ dẫn đến việc mất hứng thú trong quan hệ tình dục, có tác động trực tiếp vào mức độ năng lượng của một người và thậm chí còn căng thẳng hơn, gián tiếp làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục của cả nam giới và phụ nữ.
Gây tăng cân
Theo một thói quen ngủ bình thường bạn sẽ duy trì một lịch trình thèm ăn và đói bình thường, nhưng khi bạn ngủ ít hơn những gì cơ thể bạn cần, sự gia tăng sản xuất các hormone ghrelin. Hormone ghrelin này kích thích việc đói và giảm sự sản xuất leptin và ức chế sự thèm ăn. Vì vậy, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến kiểm soát sự thèm ăn và chuyển hóa năng lượng.
Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Nếu thiếu ngủ lâu ngày hoặc thậm chí là ngủ quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 1999 chỉ rõ những tác động tiêu cực của việc thiếu ngủ liên quan đến chức năng trao đổi chất và nội tiết. Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa.
Dễ bị tai nạn
Thiếu ngủ làm suy yếu sự phối hợp, gây ra thời gian phản ứng lâu hơn, làm suy yếu sự phán đoán, bộ nhớ và khả năng lưu giữ thông tin. Tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng đến khả năng lái xe, tăng nguy cơ tai nạn. Lái xe buồn ngủ hoặc trong lúc cơ thể cảm thấy mệt mỏi có thể dẫn đến tai nạn trên đường.
Theo Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ (National Sleep Foundation), nếu mỗi ngày bạn chỉ ngủ 6 tiếng hoặc ít hơn, thì có thể gặp nguy cơ bị tai nạn giao thông tăng gấp 3 lần so với những người khác. Người sẽ dễ bị tổn thương nhất là những nhân viên làm việc theo ca, lái xe chở hàng, du lịch kinh doanh và bất cứ ai phải làm việc quá nhiều mà không được nghỉ ngơi. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi cầm lái nếu bạn đang thiếu ngủ nhé.
Gây hại cho da
Thiếu ngủ một đêm có thể khiến mắt sưng húp, xuất hiện quầng thâm dưới mắt và làn da tái xám. Vì vậy, chỉ cần tưởng tượng thôi cũng đủ thấy làn da của bạn sẽ bị tổn thương thế nào nếu thiều ngủ trầm trọng.
Như vậy, giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Hãy hoàn thành việc cá nhân và đi ngủ sớm, tận hưởng 7 đến 8 tiếng nghỉ ngơi để giữ gìn cho nhan sắc và sức khỏe của bạn nhé. Theo thời gian, thiếu ngủ có thể dẫn đến các vấn đề mãn tính về sức khỏe và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam