Sở TN&MT tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 3444/STNMT-QLMT, về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn.
Theo đánh giá từ Sở TN&MT, thời gian qua, các cơ sở hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư công trình bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi, nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và người dân xung quanh.
Tuy nhiên, tại một số huyện, thành phố vẫn còn thông tin phản ánh qua đường dây nóng, trang mạng xã hội, ý kiến cử tri và báo chí về ô nhiễm môi trường do các trang trại chăn nuôi.
Để bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh, Sở TN&MT đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ về tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động chăn nuôi đã được UBND tỉnh giao.
Đề nghị Sở NN&PTNT tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi theo thẩm quyền quản lý thực hiện đúng quy định của pháp luật về chăn nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Phối hợp với Sở TN&MT, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác; hướng dẫn thực hiện áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng.
Hướng dẫn, đôn đốc các trang trại chăn nuôi quy mô lớn thực hiện việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động chăn nuôi; đánh giá, giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với cơ sở trang trại quy mô lớn; kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và nhỏ theo quy định.
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND cấp xã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường, Luật Chăn nuôi, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh… nhằm nâng cao nhận thức của các cơ sở hoạt động chăn nuôi và người dân trên địa bàn về bảo vệ môi trường.
Thực hiện trách nhiệm của UBND cấp huyện theo quy định tại Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Trong đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các cơ sở, trang trại chăn nuôi trên địa bàn, quản lý theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Yêu cầu các cơ sở chăn nuôi chỉ được phép triển khai thực hiện dự án và đi vào hoạt động khi đã hoàn thành các thủ tục đất đai, môi trường, xây dựng, chăn nuôi theo quy định. Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm theo thẩm quyền hoặc kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Chỉ đạo UBND cấp xã kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về môi trường với hoạt động chăn nuôi. Giám sát, phát hiện, báo cáo cơ quan chức năng theo thẩm quyền các hành vi xả thải gây ô nhiễm của các cơ sở chăn nuôi để ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Nguyễn Nga – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/son-la-tang-cuong-bao-ve-moi-truong-trong-chan-nuoi-380766.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam