Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 38/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định. Theo đó, mức phí thẩm định cao nhất là 96 triệu đồng đối với nhóm dự án công nghiệp có tổng vốn đầu tư trên 7.000 tỷ đồng.
Thông tư nêu rõ, mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định, được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư.
Mức thu phí được phân theo 13 mức tổng vốn đầu tư dự án, tương ứng với 6 nhóm dự án cụ thể: Công trình dân dụng; hạ tầng kỹ thuật (trừ dự án giao thông); nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; giao thông; công nghiệp; xử lý chất thải và cải thiện môi trường và các dự án khác không thuộc các nhóm trên.
Đối với các dự án thuộc từ 2 nhóm trở lên thì áp dụng mức phí của nhóm có mức thu cao nhất.
Thông tư nêu rõ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan Nhà nước thuộc 3 Bộ được giao thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là tổ chức thu phí.
Các chủ dự án thực hiện nộp phí cho tổ chức thu phí trong thời gian từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị thẩm định đến trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định, phí nộp theo hình thức quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.
Về quản lý và sử dụng phí, tổ chức thu phí nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương). Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan Nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được để lại 65% số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí; nộp 35% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Thông tư số 38/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2023.
Vũ Huyền – Báo Tài nguyên và Môi trường
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/phi-tham-dinh-bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong-cao-nhat-la-96-trieu-dong-360096.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam