Thời gian qua, một số hộ dân sinh sống gần khu xử lý rác thải rắn sinh hoạt Đá Mài, xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên) phản ánh tình trạng ruồi xuất hiện rất nhiều, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Người dân cho rằng, nguyên nhân của tình trạng nhiều ruồi là do phát sinh từ bãi rác Đá Mài.
Bãi chôn lấp của Khu xử lý rác thải rắn sinh hoạt Đá Mài. |
Ông Trần Quốc Hoàn, nhà ở xóm Tân Thái, xã Tân Cương cho biết: Những ngày nắng vừa qua, sáng sớm ngủ dậy, tôi đã thấy ruồi bay kín, bâu đầy sân, cả ở trong nhà và ngoài ngõ. Có lúc dọn mâm cơm lên, ruồi bâu vào thức ăn rồi chết khiến tôi phải đổ thức ăn đi. Ngủ trưa cũng phải buông màn để tránh ruồi. Ban đêm, ruồi bậu khắp các vật dụng từ dây màn, cọc rào. Mặc dùng gia đình sử dụng nhiều biện pháp, như: bẫy dính, phun thuốc, sử dụng bình xịt diệt côn trùng nhưng cũng không hiệu quả, chỉ vài ngày sau, ruồi lại bâu đầy nhà.
Còn bà Trần Thị Liên, nhà ở cách khu xử lý rác thải sinh hoạt Đá Mài gần 200m cho biết: Trước Tết Nguyên đán, khi thời tiết nồm ẩm hoặc nắng nóng kéo dài từ 5-7 ngày thì ruồi xuất hiện, bâu đen cả sân, gia đình đóng cửa nhà nhưng ruồi vẫn chui vào được. Tình trạng ruồi xuất hiện nhiều đã làm xáo trộn sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân sinh sống tại đây. Chúng tôi rất lo, ruồi làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân. Bà con cũng đã có ý kiến lên chính quyền địa phương nhưng hiện vẫn chưa có cách xử lý.
Bãi rác Đá mài là nơi xử lý rác thải rắn sinh hoạt của TP. Thái Nguyên, với diện tích quy hoạch 25ha. Mỗi ngày, tại đây xử lý trên 200 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó, khoảng 100 tấn được xử lý theo hình thức lò đốt (nhiệt hóa), còn lại được chôn lấp. Trước phản ánh của người dân, ông Tăng Anh Trường, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên – đơn vị vận hành Khu liên hợp xử lý chất thải Đá Mài, cho biết: Hiện nay, chúng tôi đang xử lý rác thải bằng 2 hình thức chôn lấp và thiêu hủy. Qua tất cả kết quả quan trắc môi trường của các sở, ngành, đơn vị liên quan theo định kỳ hay đột xuất thì các chỉ tiêu tại khu vực xử lý này đều trong quy chuẩn cho phép. Đối với ý kiến của người dân về tình trạng xuất hiện nhiều ruồi vào thời điểm thời tiết nắng nóng hoặc nồm ẩm. Chúng tôi đã tăng cường các chế phẩm khử mùi, diệt côn trùng trong khu vực bãi rác và có hỗ trợ phun diệt côn trùng cho một số hộ dân giáp khu vực.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Toàn Thắng, Trưởng Ban quản lý dịch vụ công ích TP. Thái Nguyên cho biết: Ngay khi có ý kiến phản ánh của người dân, chúng tôi đã vào kiểm tra thực tế thấy xuất hiện ruồi. Các hộ dân có ý kiến phản ánh đang sinh sống giáp với khu vực xử lý rác thải Đá Mài nhưng chỉ cách hàng rào chỉ hơn 100m, không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định. Về nội dung này, TP. Thái Nguyên đã và đang giao các đơn vị liên quan rà soát khoảng cách và đề xuất phương án xử lý phù hợp nhằm đảm bảo môi trường, giải quyết kiến nghị của người dân.
Một số hộ dân phản ánh tình trạng ruồi xuất hiện ở khu vực bãi rác Đá Mài ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày là có cơ sở. Do vậy, TP. Thái Nguyên nên xem xét, sớm tìm giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo môi trường, ổn định đời sống cho các hộ dân lân cận.
Dương Hưng – Kim Oanh – Baothainguyen
Link nguồn: https://baothainguyen.vn/tai-nguyen-moi-truong/202405/phat-sinh-nhieu-ruoi-tai-bai-rac-da-mai-8871d8d/
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam