Hiện nguồn nước hệ thống Bắc Hưng Hải qua huyện Bình Giang bị ô nhiễm nặng, nếu không có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng tới việc tưới dưỡng lúa của địa phương.
Hơn 100 ha lúa ở xã Thúc Kháng bị thiếu nước do nguồn nước bị ô nhiễm
Thời gian gần đây, nguồn nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đoạn qua huyện Bình Giang bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến địa phương đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới dưỡng lúa.
Nước kênh Kim Sơn đen đặc, bốc mùi khó chịu
Nước kênh Tây Kẻ Sặt cũng bị ô nhiễm nặng
Từ ngày 25.2 đến nay, nước các kênh Kim Sơn, Tây Kẻ Sặt là kênh cấp nguồn chính, phục vụ tưới cho diện tích lúa đông xuân của huyện Bình Giang chuyển màu đen đặc, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện phải đóng cửa cống lấy nước các trạm bơm Thái Dương, Hà Chợ, Mòi, Thúc Kháng, Hùng Thắng… để ngăn nước ô nhiễm không xâm nhập vào hệ thống kênh nội đồng. Vì nguồn nước tại các kênh nội đồng được chủ động tích trữ trong giai đoạn đổ ải nên việc tưới dưỡng lúa ở huyện vẫn cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, tại xã Thúc Kháng có trạm bơm Lương Ngọc lấy nước trực tiếp từ kênh của hệ thống Bắc Hưng Hải nên chất lượng nước không bảo đảm. Do đó, vài ngày nay, hơn 100 ha lúa gieo vãi tại địa phương bị ảnh hưởng vì không có nước tưới. Mặt ruộng bị khô, nứt, cây lúa chậm phát triển.
Nước dự trữ trong kênh nội đồng tại huyện Bình Giang chỉ bảo đảm tưới dưỡng từ 5-7 ngày tới nếu chất lượng nước cấp nguồn tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải không được cải thiện
Theo ông Đào Văn Đông, Giám đốc Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện, Bình Giang là địa phương đặc thù vì nguồn nước tưới phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống Bắc Hưng Hải. Mặc dù còn nguồn nước dự trữ trong kênh nội đồng song chỉ bảo đảm tưới trong khoảng từ 5-7 ngày tới. Nếu nước tại các kênh trục chính Bắc Hưng Hải vẫn bị ô nhiễm thì nước tưới dưỡng cho hơn 5.000 ha lúa ở huyện sẽ căng thẳng. Xí nghiệp đã kiến nghị Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Hải Dương đề nghị Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình Bắc Hưng Hải hỗ trợ địa phương tháo gỡ khó khăn. Biện pháp đưa ra là thực hiện thanh thải, tháo gạn để đẩy nước ô nhiễm ra ngoài hệ thống, sau đó lấy nước ngược để cấp nguồn cho các tuyến kênh trên địa bàn huyện.
NM – Báo Hải Dương
Link nguồn:https://baohaiduong.vn/moi-truong/o-nhiem-nguon-nuoc-hon-100-ha-ruong-lua-o-binh-giang-nut-ne-228161
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam