Nếu thói quen và nhận thức của trẻ em về môi trường được nâng cao, trẻ em có thể sẽ là “lực lượng nòng cốt”, những “chiến binh” tương lai trong công cuộc bảo vệ môi trường. Vì lẽ đó, nhiều trường học đã lồng ghép các hoạt động về môi trường trong quá trình giảng dạy, giúp các em nhận thức được về môi trường xung quanh, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
Tại Tân Sơn (Phú Thọ), thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 – 2025”, nhiều trường học trên địa bàn đã nói không với rác thải nhựa. Các trường đã triển khai giảng dạy lồng ghép nhiều nội dung về tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường và cách phân loại rác tại nguồn trong các buổi sinh hoạt hay tiết học ngoại khóa. Nhiều trường học còn tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa, xây dựng các mô hình phòng, chống rác thải nhựa; tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, khu dân cư phát động chiến dịch “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”; lồng ghép các hoạt động phòng, chống rác thải nhựa với bảo vệ môi trường như: “Tuần lễ hành động bảo vệ môi trường”; “Ngày môi trường thế giới”, tổ chức các cuộc thi vẽ khẩu hiệu, tranh cổ động cho phong trào chống rác thải nhựa…
Hoạt động này được các em học sinh tham gia hưởng ứng sôi nổi. Cùng với Đoàn Thanh niên xã, các em xây dựng những mô hình chống rác thải nhựa để tuyên truyền, hướng dẫn và nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường, thúc đẩy suy nghĩ thành hành động.
Đồng hành với các em học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường và các thầy cô đã hỗ trợ triển khai mô hình “Ngôi nhà phân loại rác”. Trong đó, ngôi nhà được chia làm hai ngăn, một ngăn chứa rác thải có thể tái chế và một ngăn chứa giấy vụn. Số tiền thu được từ các hoạt động thu gom, phân loại rác thải sẽ được sử dụng để hỗ trợ các em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Mô hình này hiện đang được tất cả các trường tiểu học trên địa bàn triển khai đồng loạt và có hiệu quả.
Bên cạnh đó, các thầy cô còn hỗ trợ các em học sinh tận dụng các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng để biến chúng thành những món đồ hữu ích xinh xắn, dễ thương, giúp hạn chế lượng rác thải nhựa thải ra môi trường, phát huy sức sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thao tác của các em… Đặc biệt, các trường còn xây dựng nhiều mô hình thư viện xanh, tận dụng chai nhựa đã qua sử dụng, lốp ô tô… để làm bàn, ghế và đồ trang trí.
Hoàng Hiền – Báo Tài nguyên và Môi trường
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/nhung-ngoi-truong-xanh-tai-phu-tho-352370.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam