Thỏa thuận Paris, từ năm 2021, các quốc gia đều có trách nhiệm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc thực hiện cam kết theo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).
Việt Nam là một trong nhiều quốc gia chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu nên luôn tích cực, chủ động thực hiện các cam kết quốc tế về vấn đề này. Cụ thể, Việt Nam đã trình NDC năm 2015, hoàn thành cập nhật NDC vào 2020, đưa trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành để toàn dân thực hiện…Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tập trung xây dựng dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với mục tiêu cam kết và thực hiện các yêu cầu của Thỏa thuận Paris.
Giảm phát thải từ hoạt động nông nghiệp là một trong giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, trong Dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 đã phản ánh sự chuyển đổi về chất trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam thể hiện rõ lộ trình để hiện thực hoá cam kết của Việt Nam tại COP26, các nhiệm vụ, giải pháp đề ra nhằm đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050”.
Quá trình xây dựng dự thảo Chiến lược, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Bộ Môi trường Nhật Bản. Đồng thời, ban soạn thảo, tổ biên tập cũng đã tham khảo các chiến lược dài hạn về biến đổi khí hậu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Đề cương Chiến lược, khảo sát 63 địa phương và thực hiện phỏng vấn sâu 20 tỉnh, thành phố đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương và các chuyên gia, nhà khoa học.
Phạm Dung
Nguồn: Tạp chí điện tử Thiên nhiên & Môi trường (https://thiennhienmoitruong.vn/nhieu-chuyen-bien-trong-ung-pho-bien-doi-khi-hau.html)
29/04/2022 14:04
Tin cùng chuyên mục:
Thỏa thuận xanh châu Âu: Cơ hội và thách thức
Tích hợp công nghệ quản lý rác nhựa ven biển
Từ Sơn (Bắc Ninh): Triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Tân Yên (Bắc Giang): Tập trung đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xuân Ất Tỵ 2025
Quảng Nam: Thu gom được 7 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển
ên Bái: Phát triển sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bữa ăn “xanh” cho Trái đất sạch
Quảng Ninh: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt ở suối Cổ Đam
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế