Liên quan đến cây thị cổ thụ trên 300 tuổi tại Đống Đa, Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam, người dân địa phương đã chia sẻ nhiều điều về cây thị cổ thụ này.
Theo đó, cây thị cổ thụ tại đền Trung Tự, phường Trung Liên (Đống Đa) có niên đại trên 300 năm với chu vi gốc gần 6 m, thân cây gần 5 m, chiều cao trên 30 m, tán rộng khoảng 20 m.
Theo người dân địa phương, thời chiến tranh, gốc cây thị chính là nơi họp “thơ”, họp bí mật của mặt trận Hà Nội. Gốc cây thị trước kia có dựng một tấm bia, những “bài thơ” được giấu vào trong tấm bia để mật báo đánh vào giờ nào, ngày nào.
Cây thị cổ thụ trên 300 tuổi có chiều cao trên 30m, tán lá rộng trên 20m.
Nhiều người dân địa phương cho rằng, cây thị cổ thụ đã gắn bó với người dân nhiều đời nay với bao ký ức, bao thăng trầm lịch sử. Nhiều người con đi xa vẫn luôn nhớ về cây thị này. Việc cây thị được công nhận Cây Di sản Việt Nam, không chỉ là niềm vui, phấn khởi, mà đó là một vinh dự, một niềm tự hào. “Chúng tôi sẽ truyền lại cho đời con, cháu, chắt phải chăm sóc, bảo vệ, giữ bằng được cây thị này càng lâu càng tốt”, ông Nguyễn Văn Tân, Trưởng tiểu ban Di tích đền Trung Tự nói.
Theo GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, cây thị ngoài giá trị về bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học, còn có giá trị rất to lớn về mặt lịch sử. Theo GS Huỳnh, bảo vệ Cây Di sản Việt Nam không có mục đích gì khác ngoài mục đích bảo vệ màu xanh của đất nước, của làng, của xã, nâng cao tuyên truyền nhận thức về giá trị cây xanh, môi trường xanh.
Nhà báo Phùng Quang Chính, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam
đọc Quyết định công nhận cây thị – Cây Di sản Việt Nam.
Sáng 15/4, tại đền Trung Tự, phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội, diễn ra lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây thị cổ thụ trên 300 năm tuổi. Sự kiện có sự hiện diện của các đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành Hà Nội, các tổ chức xã hội và đông đảo người dân địa phương. GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam tới dự và thay mặt Ban Thường vụ, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Quyết định công nhận Cây Di sản.
TSKH Đặng Huy Huỳnh cùng các đại biểu gắn bia “Cây Di sản Việt Nam”. (Ảnh: QL)
Trước đó, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ký Quyết định công nhận cây me trên 200 tuổi trong khuôn viên đình Tân Hưng, xã Tân Hưng, huyện Ba Tri (Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam. Lễ đón Bằng công nhận được chính quyền và người dân địa phương tổ chức vào sáng 13/4.
Phạm Dung
Nguồn: Tạp chí Điện tử Thiên nhiên & Môi trường (https://thiennhienmoitruong.vn/nguoi-dan-noi-gi-ve-cay-thi-co-thu-tren-300-nam-tuoi-duoc-cong-nhan-cay-di-san-viet-nam.html)
Thứ bảy, 16/04/2022 14:04
Tin cùng chuyên mục:
Thỏa thuận xanh châu Âu: Cơ hội và thách thức
Tích hợp công nghệ quản lý rác nhựa ven biển
Từ Sơn (Bắc Ninh): Triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Tân Yên (Bắc Giang): Tập trung đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xuân Ất Tỵ 2025
Quảng Nam: Thu gom được 7 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển
ên Bái: Phát triển sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bữa ăn “xanh” cho Trái đất sạch
Quảng Ninh: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt ở suối Cổ Đam
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế