UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 61/UBND-VP3 ngày 3/2/2023 yêu cầu các sở, ngành, địa phương cùng các đơn vị liên quan tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, tỉnh Nam Định có nhiều làng nghề, tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường tại một số làng nghề còn tồn tại nhiều hạn chế. Để khắc phục và thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ làng nghề, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, xã, phường, thị trấn tập trung chấn chỉnh hoạt động sản xuất và công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề.
Theo đó, khẩn trương lập và trình UBND huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề, làm căn cứ để triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường; chỉ đạo việc thành lập và hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề; có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất trong làng nghề. Rà soát, đưa vào kế hoạch chuyển đổi ngành nghề, di dời cơ sở, hội gia đình ra khỏi khu dân cư đối với các cơ sở, hội gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không được khuyến khích phát triển và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường kéo dài.
Cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất, bố trí phân bổ quỹ đất phù hợp với quy hoạch của địa phương để xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề phục vụ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư…
Đối với các sở, ngành, các đơn vị liên quan căn cứ theo chức năng, tăng cường phối hợp, hỗ trợ các địa phương nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề. Hướng dẫn các địa phương, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thực hiện quy định trách nhiệm về bảo vệ môi trường làng nghề; tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy phát triển các nghề truyền thống. Rà soát tổng hợp, công bố danh sách các nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển và làng nghề gây ô nhiễm môi trường; tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không khuyến khích phát triển, di dời ra khỏi làng nghề.
Đồng thời, tham mưu cơ chế chính sách, phân bổ hợp lý các nguồn vốn cho xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các làng nghề, nhất là các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, phòng chống tội phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức chấp hành về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ làng nghề nói riêng.
Thụy Khanh – Báo Tài nguyên và Môi trường
Link: https://baotainguyenmoitruong.vn/nam-dinh-tang-cuong-cong-tac-bao-ve-moi-truong-lang-nghe-350357.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam