
Chai nhựa trôi nổi trên biển Adriatic của đảo Mljet, Croatia. Ảnh: Reuters
Nghiên cứu ước tính, năm 2019, có khoảng 171 nghìn tỷ hạt nhựa trôi nổi trên đại dương. Nghiên cứu dự báo ô nhiễm rác thải nhựa trên biển có thể tăng gấp 2,6 lần vào năm 2040 nếu không có các chính sách toàn cầu ràng buộc về mặt pháp lý.
Nghiên cứu đã xem xét dữ liệu ô nhiễm rác thải nhựa ở cấp độ bề mặt từ 11.777 trạm đại dương ở 6 vùng biển chính trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 2019.
Ông Marcus Eriksen, đồng sáng lập của tổ chức 5 Gyres cho biết, tổ chức này đã nhận thấy một xu hướng đáng báo động về sự gia tăng theo cấp số nhân của hạt vi nhựa trong đại dương toàn cầu kể từ thiên niên kỷ này. Ông nói thêm: “Chúng ta cần một hiệp ước toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý mạnh mẽ của Liên Hợp Quốc về ô nhiễm rác thải nhựa để ngăn chặn vấn đề từ nguồn”.
Hạt vi nhựa rất nguy hiểm đối với các đại dương, không chỉ làm ô nhiễm nước mà còn phá hủy các cơ quan nội tạng của động vật biển, khiến chúng nhầm rác thải nhựa là thức ăn. Theo các chuyên gia, nghiên cứu cho thấy mức độ ô nhiễm rác thải nhựa trên biển đã bị đánh giá thấp.
Ông Paul Harvey, nhà khoa học và chuyên gia về nhựa thuộc Environmental Science Solutions, công ty tư vấn của Australia tập trung vào việc giảm ô nhiễm cho biết, những con số trong nghiên cứu mới này là một hiện tượng đáng kinh ngạc.
Liên Hợp Quốc đã khởi động các cuộc đàm phán về một thỏa thuận giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa ở Uruguay hồi tháng 11/2022, với mục đích soạn thảo một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý vào cuối năm tới.
Tổ chức môi trường Greenpeace cho biết nếu không có một hiệp ước toàn cầu mạnh mẽ, lượng nhựa có thể tăng gấp đôi trong vòng 10 đến 15 năm tới và tăng gấp ba lần vào năm 2050. Ngày 4/3, các nước thành viên của Liên Hợp Quốc đã thông qua văn bản của hiệp ước quốc tế đầu tiên nhằm bảo vệ vùng biển quốc tế sau nhiều năm đàm phán.
Tin cùng chuyên mục:
Thỏa thuận xanh châu Âu: Cơ hội và thách thức
Tích hợp công nghệ quản lý rác nhựa ven biển
Từ Sơn (Bắc Ninh): Triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Tân Yên (Bắc Giang): Tập trung đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xuân Ất Tỵ 2025
Quảng Nam: Thu gom được 7 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển
ên Bái: Phát triển sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bữa ăn “xanh” cho Trái đất sạch
Quảng Ninh: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt ở suối Cổ Đam
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế