Dự kiến trong năm 2024, tỉnh Thái Bình sẽ trồng khoảng 80 nghìn cây lâm nghiệp (tương đương 50ha) và hơn 1,4 triệu cây phân tán nội đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình chỉ đạo rõ các địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế căn cứ điều kiện thực tế xây dựng kế hoạch trồng cây xanh, trồng rừng năm 2024 theo tinh thần hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương hình thức.
Năm 2024, tỉnh Thái Bình lấy ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết) là ngày tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại khắp các nơi trên địa bàn.
Tỉnh xác định rõ việc trồng cây thực hiện trong cả năm, phù hợp với mùa vụ trồng cây, trồng rừng. Lựa chọn cây trồng là cây bản địa, có giá trị kinh tế, có tác dụng phòng hộ, có cảnh quan đẹp, có hoa nở quanh năm…
Thái Bình tận dụng đất trên vỉa hè, công viên, vườn hoa, quảng trường, công sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, hành lang giao thông, ven sông, khu chăn nuôi, các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đất bị suy thoái… để trồng cây xanh.
Với mục tiêu phát triển đô thị sáng-sạch-xanh, phấn đấu trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh vào năm 2025, thành phố Thái Bình rất chú trọng tạo dựng nhiều không gian xanh tại các điểm dân cư, các khu vực công cộng tạo sự hài hòa cho môi trường sống.
Trong năm 2023, tỉnh Thái Bình đã đưa vào sử dụng 2 công viên xứng tầm trong thành phố, đó là công viên hồ Ty Rượu (giai đoạn 1) có diện tích hơn 4ha và công viên Kỳ Bá diện tích 10ha, vốn đầu tư 120 tỷ đồng tạo điểm nhấn cảnh quan ấn tượng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, năm 2023, toàn tỉnh đã triển khai trồng được hơn 1,76 triệu cây xanh các loại. Trong đó, cây lâm nghiệp có 33.000 cây bần chua tương đương 17ha rừng; cây phân tán nội đồng vụ xuân có hơn 1,7 triệu cây gồm cây ăn quả, cây dược liệu, cây bóng mát…; cây ăn quả có 20.050 cây, chủ yếu là mít dai vàng do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp trong tỉnh hỗ trợ.
Kết quả trên đã góp phần để Thái Bình gia tăng diện tích và chất lượng rừng giúp bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, chống biến đổi khí hậu, tạo không gian đô thị, nông thôn đẹp, hiện đại, văn minh.
Lan Chi – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/nam-2024-thai-binh-du-kien-trong-hon-1-4-trieu-cay-xanh-cay-lam-nghiep-369921.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam