Theo các nhà nghiên cứu, nếu áp dụng kiểm soát nồng độ, tỷ lệ số ca tử vong sớm tại TP.HCM do phơi nhiễm PM2.5 có thể giảm được 6,9%.
Theo Báo cáo “Hiện trạng bụi PM2.5 và Tác động Sức khỏe tại Việt Nam năm 2021” được hoàn thiện vào năm 2022, số ca tử vong sớm do phơi nhiễm PM2.5 ở Việt Nam cao hơn mức khuyến cáo của WHO (5µg/m3).
Cụ thể, năm 2019, tổng số số ca tử vong sớm do bụi PM2.5 được ước tính là 56.808 ca, chiếm khoảng 9,9% tổng số ca tử vong do các nguyên nhân tự nhiên tại Việt Nam.
Vùng Đồng bằng sông Hồng bị tác động nhiều nhất với hơn 18.632 ca, theo sau là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với hơn 11.161 ca. Số ca này tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 9.406 ca.
Số ca tử vong sớm do PM 2.5 tại vùng Đông Nam bộ là 7.378 ca. Vùng Tây Nguyên bị ảnh hưởng ít nhất với khoảng 1.795 ca tử vong sớm do phơi nhiễm quá mức PM2.5.
Số ca tử vong sớm do phơi nhiễm quá mức PM2.5 so với WHO năm 2019 tại TP.HCM là 4.130 ca, đứng thứ hai cả nước. Số ca tử vong sớm do PM2.5 cao chủ yếu tại những quận trung tâm thành phố, lớn nhất tại quận Bình Tân với 370 ca, theo sau là quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh và Quận 12 (đều trong khoảng 280 – 320 ca). Huyện Cần Giờ có số ca nhỏ nhất (24 ca).
Báo cáo cũng cho thấy nồng độ PM2.5 trung bình năm 2021 có xu hướng giảm so với năm 2019 và tăng nhẹ so với năm 2020 do giá trị cao bất thường trong tháng 1. Khu vực có nồng độ bụi PM2.5 cao chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội và các tỉnh lân cận).
Năm 2021 có 6/63 tỉnh, thành phố có nồng độ PM2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT, bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam và Hải Dương.
Để khắc phục tình trạng trên, các nhà nghiên cứu cho rằng nên đặt ưu tiên cho các công tác giám sát và quản lý chất lượng không khí theo thứ tự của hiện trạng bụi PM2.5 của tỉnh, thành phố. Đầu tư cho quản lý chất lượng môi trường không khí theo khu vực và mức độ đô thị hóa.
Các đô thị được xếp hạng đều là các khu vực có sự phát triển mạnh về kinh tế và xã hội, dẫn đến khả năng tác động xấu đến môi trường không khí nếu không được giám sát và quản lý tốt. Tăng cường mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tiêu chuẩn của nhà nước trên toàn quốc, ưu tiên các tỉnh và khu vực có ô nhiễm không khí.
Cần có sự tham gia liên ngành để bảo vệ sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm không khí. Trong đánh giá tác động sức khỏe, các chỉ số đầu vào đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cơ quan quan trắc chất lượng không khí, các cơ sở y tế và các cơ quan thực hiện thống kê về dân số.
Cùng với đó, một số cơ quan hoặc tổ chức khác cũng cần sử dụng những kết quả này để triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp.
Thu Anh – Một thế giới
Link nguồn: https://1thegioi.vn/loi-ich-suc-khoe-khi-kiem-soat-nong-do-bui-pm2-5-tai-viet-nam-193612.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam