Ngày 17/5, UBND tỉnh Quảng Trị làm việc với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) về Chương trình thành phố xanh Quốc tế (OPCC) năm 2023-2024.
Ngày 17/5, UBND tỉnh Quảng Trị làm việc với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) về Chương trình thành phố xanh Quốc tế (OPCC) năm 2023-2024.
Chương trình thành phố xanh Quốc tế (OPCC) do WWF tổ chức lần đầu vào năm 2011 tại Thụy Điển nhằm động viên và phổ biến các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho các tỉnh/thành trên khắp thế giới. Kể từ năm 2017, OPCC tổ chức định kỳ 2 năm/lần. Đến nay đã thu hút sự tham gia của 280 tỉnh, thành phố của gần 60 quốc gia trên thế giới.
Khi tham gia, các tỉnh, thành phố sẽ nhận được sự hỗ trợ vào mạng lưới OPCC quốc tế, được kiểm kê khí phát thải nhà kính do WWF thực hiện, kết nối tham gia các chương trình của WWF địa phương như: biến đổi khí hậu, rác thải nhựa, năng lượng tái tạo, lâm nghiệp… và có các cơ sở dữ liệu để tham gia các chương trình quốc tế liên quan khác.
Tại Việt Nam, từ năm 2015, WWF đã hỗ trợ cho một số thành phố tham gia chương trình OPCC gồm: Huế năm 2015 – 2016; Đà Nẵng, Hội An và Đông Hà năm 2017 – 2018; Đồng Hới và Vinh năm 2019 – 2020; Cần Thơ và Tam Kỳ năm 2021 – 2022. Trong đó, Huế được công nhận là TP xanh của VN và lọt vào danh sách 18 TP trên thế giới cho danh hiệu Quán quân Toàn cầu OPCC 2016.
Năm 2023 – 2024, WWF kêu gọi sự hỗ trợ, hợp tác tham gia OPCC của các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế, Nha Trang và Cần Thơ.
Tại buổi làm việc, đại diện WWF đã trao đổi các nội dung với tỉnh Quảng Trị: Xác nhận tham gia OPCC của lãnh đạo địa phương; cung cấp các dữ liệu về ứng phó BĐKH và kiểm kê phát thải khí nhà kính và các dữ liệu về giao thông, năng lượng, chất thải, nước sạch… của tỉnh; kế hoạch của tỉnh trong ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh: Quảng Trị là vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ… gây khó khăn đời sống người dân.
Tỉnh đã phát huy nội lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập huấn, nâng cao năng lực ứng phó của người dân, có kế hoạch trong tổ chức sản xuất, nâng cấp các công trình ứng phó với thiên tai; hướng đến sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, ban hành lịch thời vụ theo các tiểu vùng khí hậu để người dân ổn định cuộc sống, gắn kết hài hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
Từ đó, lãnh đạo UBND tỉnh ủng hộ tham gia OPCC tại tỉnh Quảng Trị và kiến nghị WWF hỗ trợ tỉnh một số hợp phần: Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể khi tham gia TP xanh OPCC; Hỗ trợ kiểm kê về chất thải nhà kính; Tổ chức các hoạt động truyền thông, thu hút sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, phổ biến, cập nhật các kiến thức, thông tin về thiên tai, thích ứng BĐHKH, giảm phát thải nhà kính, giảm phát thải ròng bằng 0; Đào tạo đội ngũ cán bộ tại địa phương về kiểm kê, giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường Carbon, bảo vệ tầng Ozon… Xây dựng các khuyến nghị, định hướng cho tỉnh trong công tác tứng phó BĐKH, tăng trưởng xanh; Kết nổi các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ trong việc phòng chống thiên tai, chống BĐKH.
UBND tỉnh Quảng Trị giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối cùng các Sở, ngành địa phương xây dựng nội dung hành động cụ thể, có kế hoạch chi tiết để đảm bảo các trình tự, thủ tục trong phát triển kinh tế gắn với tăng trưởng xanh, ứng phó với BĐKH.
Tiến Nhất – Báo Tài nguyên và Môi trường
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quang-tri-se-tham-gia-chuong-trinh-thanh-pho-xanh-quoc-te-357487.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam