Tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu từ năm 2025 trở đi tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) được thu gom, xử lý đạt trên 90%; tỷ lệ CTRSH được xử lý bằng hình thức chôn lấp trực tiếp đạt dưới 30%.
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Kế hoạch số 3103/KH-UBND về việc tổ chức triển khai công tác phân loại CTRSH từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Theo đó, việc triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai đồng bộ việc phân loại CTRSH theo quy định tại Điều 75, Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH sau phân loại của Bộ TN&MT.
UBND tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu đến ngày 31/12/2024 mỗi huyện, thành phố phải xây dựng được 1 mô hình thí điểm về phân loại CTRSH từ hộ gia đình, cá nhân; đồng thời, kiện toàn lại hệ thống, mạng lưới và đội ngũ thu gom, vận chuyển CTRSH từ cấp huyện đến cấp xã; triển khai đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn.
Từ năm 2025 trở đi, tỉnh Kon Tum phấn đấu 100% hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh được trang bị kiến thức về phân loại CTRSH tại nguồn; tỷ lệ CTRSH được thu gom, xử lý đạt trên 90%; tỷ lệ CTRSH được xử lý bằng hình thức chôn lấp trực tiếp đạt dưới 30%; tỷ lệ bãi chôn lấp CTRSH không hợp vệ sinh được cải tạo, xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường đạt 100%. Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum còn phấn đấu 100% số xã, phường, thị trấn thành lập Tổ kiểm tra, giám sát sự tuân thủ quy định về thu gom CTRSH sau phân loại.
Để thực hiện Kế hoạch trên, UBND tỉnh Kon Tum giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai các nhiệm vụ đã đề ra; đồng thời, Sở TN&MT Kon Tum làm đầu mối hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp, báo cáo đánh giá mức độ hoàn thành các nội dung theo Kế hoạch.
Trần Thọ – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/kon-tum-phan-dau-thu-gom-xu-ly-tren-90-rac-sinh-hoat-379312.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam