Sáng ngày 20/1, tại một số điểm thuộc quận Tây Hồ, chỉ số chất lượng không khí (AQI⁺) đã chạm ngưỡng nguy hiểm (301 – 500). Đây là mức độ ô nhiễm không khí cao nhất theo thang đo chỉ số chất lượng không khí.
Cụ thể, tại thời điểm 11h00 ngày 20/1, AQI⁺ tại Quảng Khánh (Tây Hồ) được ghi nhận ở mức 374 với nồng độ bụi PM2.5 là 262 µg/m³ ; tại Tô Ngọc Vân là 316 với nồng độ bụi PM2.5 là 233 µg/m³.
Nồng độ PM2.5 tại Quảng Khánh cao gấp 52.4 lần giá trị hướng dẫn hàng năm về PM2.5 của WHO, rất không tốt cho sức khỏe con người. Đây là mức ô nhiễm nghiêm trọng, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cấp tính cho cả người khỏe mạnh nếu tiếp xúc trong thời gian dài.
Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân tránh tập thể dục ngoài trời, nếu ở trong nhà thì nên đóng cửa sổ và bật máy lọc không khí. Nếu bắt buộc phải ra ngoài hãy đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Trước đó, trong sáng cùng ngày 20/1, Hà Nội bị xếp hạng thứ 2 trong số các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, chỉ sau thành phố Sarajevo của Bosnia & Herzegovina.
Hà Nội đã ghi nhận một số đợt ô nhiễm không khí nặng trong thời gian qua. Theo thông lệ, thời gian ô nhiễm tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nguyên nhân khách quan là vào mùa đông miền Bắc, các điều kiện khí tượng bất lợi như lượng mưa thấp, trời lặng gió, nghịch nhiệt nên bụi mịn không khuếch tán được gây ô nhiễm chất lượng môi trường không khí. Nguyên nhân chủ quan được các chuyên gia xác định là từ nguồn giao thông, đây là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí, tiếp theo là công nghiệp, xây dựng và đốt mỏ.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, các cơ quan chức năng đang tăng cường các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí để đảm bảo sức khỏe cho người dân. Trong đó, theo các chuyên gia, để góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng, giao thông xanh được coi là một giải pháp hữu hiệu.
Theo đó, người dân cần hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, tích cực sử dụng các loại xe điện hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng chạy bằng điện… Việc chuyển đổi sang xe máy điện đang là bài toán lợi cả đôi đường với người dùng, vừa lợi về kinh tế, vừa sạch sẽ và góp phần giảm tải mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn.
Hoàng Hiền – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/ha-noi-o-nhiem-khong-khi-cham-muc-nguy-hiem-385871.html
Tin cùng chuyên mục:
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế
Đắk Nông: Nhiều chuyển biến tích cực trong thu gom, xử lý rác sinh hoạt
TP. Vị Thanh (Hậu Giang): Hỗ trợ 474 thùng rác cho các hộ dân
TP.HCM: Ra mắt ứng dụng phân loại và thu gom rác tái chế
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường