Hà Nội đặt chỉ tiêu đến hết năm 2025, tất cả các làng nghề đã được công nhận trên địa bàn Thành phố được đánh giá, phân loại theo quy định và tất cả các làng nghề được công nhận đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc Ban hành Danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn TP Hà nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, việc ban hành Danh mục nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng các giải pháp tổng thể về xử lý ô nhiễm môi trường nhằm bảo tồn, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất tại các làng nghề, làng nghề truyền thống đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành.
Các danh mục nghề gồm: Danh mục làng nghề ô nhiễm phải xử lý, lộ trình thực hiện đến hết năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Danh mục làng nghề ô nhiễm có dấu hiệu mai một phải xử lý ô nhiễm kết hợp khôi phục sản xuất; lộ trình thực hiện đến hết năm 2025; Danh mục làng nghề có dấu hiệu chưa ô nhiễm, cần tiếp tục kiểm soát chất lượng môi trường; Danh mục làng nghề mai một cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi “Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống” của UBND TP, lộ trình thực hiện đến hết năm 2023.
Hà Nội đặt chỉ tiêu đến hết năm 2025, 100% các làng nghề đã được công nhận trên địa bàn TP Hà Nội được đánh giá, phân loại theo quy định; 100% các làng nghề được công nhận của Hà Nội đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.
Định hướng đến năm 2030, đảm bảo 100% các làng nghề của Hà Nội được công nhận đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường, khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội.
UBND TP Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này; giám sát và đôn đốc các Sở, Ban, Ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong giai đoạn 2017-2020, Sở đã rà soát 315 làng nghề, tiến hành đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm đối với 293 làng nghề đang hoạt động.
Kết quả cho thấy có 139 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm 47,5%); 91 làng nghề ô nhiễm (chiếm 31%); 63 làng nghề không ô nhiễm (chiếm 21,5%).
Các làng nghề gây ô nhiễm chủ yếu thuộc nhóm ngành nghề như: thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, dệt, nhuộm, tái chế, gia công cơ kim khí.
Ngân Hà – Báo Tài nguyên và Môi trường
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/ha-noi-dat-muc-tieu-den-2050-tat-ca-lang-nghe-dap-ung-dieu-kien-bao-ve-moi-truong-357071.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam