Những năm qua, thiên tai xảy ra trên địa bàn Hà Nội đã ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống, sản xuất của người dân. Trước mùa thiên tai 2022, TP đã chỉ đạo các sở ngành, địa phương chủ động công tác ứng phó.
Theo Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội, năm 2021, trên địa bàn TP, các hình thái thiên tai đã ảnh hưởng lớn đến người dân một số địa phương. Dù không gây thiệt hại về người và tài sản, tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp bị tổn thất khá nặng nề do nhiều diện tích canh tác bị ngập úng, suy giảm năng suất, chất lượng…
Nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho thấy, mùa mưa tại khu vực Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) có thể đến sớm. Lượng mưa nhiều thời điểm cũng sẽ lớn hơn so với trung bình nhiều năm. Ngập lụt có thể xảy ra tại các đô thị lớn như Hà Nội và những vùng trũng thấp, ven sông suối.
Thiên tai khiến một vùng dân cư rộng lớn của huyện Chương Mỹ bị ngập lụt nghiêm trọng vào năm 2018.
Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội Nguyễn Duy Du cho biết, để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra, bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, ổn định đời sống, sản xuất của Nhân dân, vừa qua, UBND TP đã ban hành Chỉ thị. Trong đó đề nghị các cấp, ban ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP xây dựng và thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 sát với tình hình thực tế, có tính đến yếu tố bất thường do biến đổi khí hậu và dịch Covid-19.
Quán triệt công tác chỉ đạo theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả” và theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư – phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
UBND TP Hà Nội cũng chỉ thị các sở, ban ngành, các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021; Kiện toàn bộ máy ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định; Phân công cụ thể trách nhiệm từng thành viên phụ trách lĩnh vực, địa bàn…
Các quận, huyện, thị xã và xã, phường thị trấn cần xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp tình hình dịch bệnh. Thường xuyên kiểm tra, xác định những khu vực nguy hiểm trên địa bàn; Xây dựng phương án, chủ động sơ tán Nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm trước khi thiên tai xảy ra.
Đặc biệt, UBND TP Hà Nội đề nghị các sở ngành, địa phương chủ động dự trữ lương thực, thuốc men, cây và con giống, hàng hóa, vật tư thiết yếu để sẵn sàng hỗ trợ, bảo đảm đời sống người dân, phục hồi sản xuất, vệ sinh môi trường, khắc phục sớm hậu quả khi thiên tai xảy ra…
Trọng Tùng
Nguồn: Báo Điện tử Kinh tế & Đô thị (https://kinhtedothi.vn/ha-noi-chi-dao-du-tru-luong-thuc-de-ung-pho-thien-tai-2022.html)
08:19 09/04/2022
Tin cùng chuyên mục:
Thỏa thuận xanh châu Âu: Cơ hội và thách thức
Tích hợp công nghệ quản lý rác nhựa ven biển
Từ Sơn (Bắc Ninh): Triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Tân Yên (Bắc Giang): Tập trung đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xuân Ất Tỵ 2025
Quảng Nam: Thu gom được 7 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển
ên Bái: Phát triển sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bữa ăn “xanh” cho Trái đất sạch
Quảng Ninh: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt ở suối Cổ Đam
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế