Nhà tôi ở gần hồ Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội). Ba chục năm trước, hồ Hạ Đình rất rộng, nước trong veo. Rau muống thả trên hồ ngon nổi tiếng.
Theo thời gian, hồ bị thu hẹp để xây dựng trường học, đường giao thông và có không ít diện tích do người dân lấn chiếm. Nước trong hồ cũng bị ô nhiễm dần. Rau muống hồ Hạ Đình đến nay không còn nữa… Nhưng dù sao “số phận” của hồ Hạ Đình còn may vì vẫn còn tồn tại, trong khi hàng chục hồ khác của Hà Nội đã biến khỏi bản đồ thành phố. Hồ nước lớn nhất trong nội thành Hà Nội là Hồ Tây thơ mộng trước đây rộng tới hơn 500ha, nhưng sau khi kè bờ để làm đường (năm 2010), nay chỉ còn khoảng 460ha…
Không chỉ ở Hà Nội mà ở rất nhiều thành phố, thị xã khác, các hồ nước cũng đang dần biến mất, hoặc bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Tại nhiều làng quê, các ao hồ cũng mất dần theo thời gian.
Hồ Hạ Đình. Ảnh: Dân trí.
Giải pháp cấp bách lúc này là cần phải bảo tồn những hồ nước đã có. Có thể phân hạng bảo vệ, ví dụ như loại hồ đặc biệt, tuyệt đối cấm xâm hại về mặt nước và môi trường, loại hồ cần cải tạo để chống ô nhiễm… Nên có những quy định nghiêm ngặt hơn về việc san lấp hồ ao để diện tích hồ ao không bị thu hẹp. Về lâu dài, trên bình diện quốc gia và các địa phương cần có quy hoạch về ao hồ. Có quy định pháp lý bắt buộc khi xây dựng khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp phải có tỷ lệ diện tích dành cho việc xây dựng hồ tiêu thoát nước và tạo cảnh quan môi trường.Hồ được coi là lá phổi xanh, giúp điều tiết khí hậu, tạo cảnh quan, hỗ trợ cho hệ thống thoát nước ở khu vực nhất là mỗi khi mưa to. Hồ còn là một trong những nét đặc trưng của từng vùng đất, mang giá trị lịch sử-văn hóa. Tiếc rằng, trong một thời gian khá dài, do tác động của việc đô thị hóa, do sức hấp dẫn của việc kinh doanh bất động sản, “đổi ao hồ lấy nhà cao tầng, khu đô thị” mà diện tích hồ bị thu hẹp. Nguyên nhân dẫn đến diện tích hồ biến mất còn do hệ thống pháp luật quản lý ao hồ của chúng ta chưa đầy đủ, cùng với đó là sự buông lỏng quản lý của chính quyền cơ sở dẫn đến tình trạng tùy tiện lấn chiếm ao, hồ làm nhà ở, hàng quán, lối đi… Nếu không có giải pháp hữu hiệu thì vài chục năm nữa, thế hệ sau sẽ oán trách chúng ta không biết giữ gìn những “lá phổi xanh”.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy, sau thời kỳ dồn sức cho phát triển kinh tế là thời kỳ dồn sức cho bảo vệ môi trường. Hãy bảo vệ các hồ nước yêu quý của chúng ta ngay từ bây giờ để sau này con cháu của chúng ta không oán trách.
ĐỖ PHÚ THỌ
Nguồn: Báo Điện tử Quân đội nhân dân (https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/giu-gin-dien-tich-ho-ao-690332)
01/04/2022 05:00
Tin cùng chuyên mục:
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế
Đắk Nông: Nhiều chuyển biến tích cực trong thu gom, xử lý rác sinh hoạt
TP. Vị Thanh (Hậu Giang): Hỗ trợ 474 thùng rác cho các hộ dân
TP.HCM: Ra mắt ứng dụng phân loại và thu gom rác tái chế
Đắk Lắk: Làm việc với KOICA về dự án nước thải đô thị
Phiên họp thứ nhất của Đoàn Giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Bộ TN&MT ban hành kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm