Phát huy vai trò của hội viên phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường, những năm qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Điện Biên đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo và các mô hình hiệu quả, thiết thực thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia, tạo sức lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng.
Bằng những phong trào, mô hình thiết thực, các cấp hội phụ nữ tỉnh Điện Biên đang phát huy vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng và thực hiện các giải pháp phục hồi, gìn giữ hệ sinh thái, môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
Bà Đỗ Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Điện Biên, cho biết: Các hoạt động được các cấp hội phụ nữ trong tỉnh, tích cực triển khai bao gồm: Làm vệ sinh môi trường, xây dựng tuyến đường hoa, trồng cây xanh; biến bãi rác đất trống thành vườn hoa; tái chế rác thải nhựa; hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần; thu gom, phân loại và xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình; xây dựng các công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích của cộng đồng…
Tại các hội, chi hội, những việc làm này trở thành hoạt động thường xuyên, đi vào nền nếp, được chị em hưởng ứng, tích cực, chủ động thực hiện. Để tăng hiệu quả tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân nói chung, phụ nữ nói riêng, các cấp hội còn tận dụng mạng xã hội, thường xuyên đưa hình ảnh hoạt động, tin bài lên facebook, trang thông tin điện tử. Qua cách làm đó, việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống trở thành phong trào thi đua sôi nổi, có nhiều kết quả tích cực.
Tại huyện Mường Chà, Hội phụ nữ thường xuyên tuyên truyền cho hội viên trong vấn đề bảo vệ môi trường. Từ đó, chị em phụ nữ về tuyên truyền tới các thành viên trong gia đình, hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng 1 lần. Phong trào được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng. 6 tháng đầu năm, các cấp hội đã tổ chức 40 buổi tuyên truyền chống rác thải nhựa cho hơn 1.700 hội viên; 150 buổi vệ sinh môi trường với sự tham gia của 5.800 hội viên, thu gom 1.800kg rác thải nhựa; tái chế nhiều chai lọ nhựa thành các vật dụng hữu ích.
Cũng tại huyện Mường Ảng, những việc làm thường xuyên của các tổ chức hội, như quét dọn, vệ sinh cảnh quang môi trường, đường làng, ngõ xóm, khu dân cư; trồng cây, trồng rừng; sử dụng phân bón hữu cơ; duy trì tổ phụ nữ dùng làn đi chợ, không sử dụng túi nilon… Cùng với đó, toàn huyện đã có 4.527 hộ gia đình đạt 8/8 tiêu chí của gia đình “5 không, 3 sạch”. Ngoài những phong trào chung, mỗi hội, chi hội đều có những hoạt động điển hình, được hưởng ứng tích cực.
Nhiều gia đình hội viên phụ nữ các xã: Ẳng Cang, Ẳng Nưa tận dụng bã, vỏ cà phê ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, cũng như đảm bảo sức khỏe cho con người và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phụ nữ xã Mường Lạn biến đất trống thành vườn hoa. Phụ nữ xã Ẳng Tở tham gia làm đường lên khu vực trồng, quản lý, bảo vệ rừng. Phụ nữ xã Búng Lao nhân rộng mô hình con đường hoa, thu gom rác thải dưới lòng suối…
Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cơ sở Hội tiếp tục tăng cường thực hiện công tác bảo vệ môi trường gắn với các phong trào thi đua, nhiệm vụ công tác Hội; tuyên truyền, nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho hội viên, phụ nữ; tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông về bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên phụ nữ cơ sở; duy trì, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường thường xuyên tổ chức các đợt ra quân vệ sinh môi trường nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường. Bà Thủy cho biết thêm.
Hoàng Châu – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/dien-bien-phat-huy-vai-tro-cua-phu-nu-trong-cong-tac-bao-ve-moi-truong-376489.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam