Chiều 27/3, Sở Công thương Đà Nẵng tổ chức hội thảo Khung pháp lý về kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm phát, chuyển đổi xanh, hướng đến nền sản xuất bền vững.
Theo đó, các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
Cụ thể là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính 3.000 tấn Co2/năm tương đương trở lên; nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp, tòa nhà thương mại có tổng lượng tiêu thụ năng lượng 1.000 tấn dầu tương đương (TOE)/năm trở lên; công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu 1.000 TOE/năm; cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động 65.000 tấn/năm trở lên.
Đối chiếu quy định trên, Đà Nẵng hiện có 19 cơ sở phải kiểm kê nhí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần từ ngày 1/1/2024. Ngoài ra, địa phương cũng có 3 công trình xây dựng, 1 cơ sở ngành Tài nguyên Môi trường cần phải thực hiện kiểm kê.
Bà Nguyễn Thị Thúy Mai, Phó Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng cho biết, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính quy định rõ vai trò, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp phải tham gia thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình; các quy định về kiểm kê phát thải khí nhà kính phải thực hiện từ năm 2023.
Hội thảo là hoạt động góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về phổ biến, tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời kết hợp xu thể chuyển đổi nền kinh tế xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.
Theo ông Dương Chí Công, Chuyên gia tư vấn Công ty cổ phần Giải pháp công nghệ Việt Nam, ngoài các nhóm giải pháp kỹ thuật cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng quy định rõ vai trò, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp phải tham gia thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình; các quy định về kiểm kê phát thải khí nhà kính phải thực hiện từ năm 2023. Với Luật bảo vệ môi trường 2020 về kiểm kê khí nhà kính, ràng buộc lớn nhất không phải là chế tài nhà nước. Hiện nay chưa có quy định phạt nhưng trong thời gian tới khi có hạn ngạch mà doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ rất khó khăn.
“Khi nhà nước không biết việc phát thải nhà kính của một doanh nghiệp thực tế là bao nhiêu thì họ sẽ tính rất là trung bình, có khi là thấp hơn dẫn đến doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo hạn ngạch”, ông Dương Chí Công lý giải.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cùng nhau nắm bắt, trao đổi, thảo luận về các bước thực hiện kiểm kê khí nhà kính tại cơ sở, cách thực hành tính toán phát thải khí nhà kính, cách thức xây dựng lộ trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Lan Anh – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/da-nang-23-co-so-don-vi-phai-thuc-hien-kiem-ke-khi-nha-kinh-372318.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam