Nắm bắt xu hướng ngày Thất Tịch hôm nay, các hàng chè, tào phớ, trà sữa… đều có chương trình giảm giá các món ăn liên quan đến đậu đỏ. Trên các app, món chè đậu đỏ cũng là tâm điểm giảm giá. Vì sao lại có trào lưu này?
Hôm nay trên các mạng xã hội, xu hướng nổi bật là món chè đậu đỏ. Cư dân mạng đang rủ nhau ăn đậu đỏ hoặc chia sẻ danh sách các quán hàng ngon có món chè đậu đỏ.
Nắm bắt xu hướng đó, các hàng chè, tào phớ, trà sữa… hôm nay đều có chương trình giảm giá các món ăn liên quan đến đậu đỏ. Nếu như năm ngoái, khách hàng chỉ có thể lựa chọn chè hoặc trà sữa đậu đỏ thì năm nay, những món có đậu đỏ phong phú hơn.
Trên các ứng dụng gọi đồ ăn, món chè đậu đỏ cũng là tâm điểm với các chương trình giảm giá. Ví dụ, mã đã giảm giá món đậu đỏ trên Now là DAUDO.
Vì sao cư dân mạng rủ nhau ăn chè đậu đỏ?
Lễ Thất Tịch ngày 7/7 âm lịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ. Dịp này còn được gọi ngày Lễ tình yêu của một số nước châu Á.
Theo truyền thuyết, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên Chức Nữ – con gái út của Vương Mẫu Nương Nương. Nàng chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.
Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái.
Nhưng một ngày, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.
Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất Tịch (7/7 âm lịch) được gặp nhau một lần.
Tại Trung Quốc, Thất Tịch là một lễ hội quan trọng của người dân. Người Trung Quốc còn gọi nó là lễ hội Trùng Thất hay còn được coi là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau hàng năm.
Lễ hội cũng được cho là du nhập vào Nhật Bản trong thế kỷ thứ 8 và phổ biến rộng từ thời kỳ Edo.
Tại thành phố Sendai và Hiratsuka, lễ hội này còn được gọi là “Tanabata” và được tổ chức bắt đầu vào ngày 7/7 dương lịch hàng năm với nhiều hình ảnh trang hoàng được làm từ giấy. Sau đó lễ hội tiếp tục được mở rộng ra tại nhiều vùng cho đến giữa tháng 8.
Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.
Ngoài ra, dân gian còn tương truyền rằng, những ai độc thân hay chưa có người yêu thì nên ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch để cầu nhân duyên, sớm gặp ý trung nhân.
Với người đã có đôi có cặp thì ăn đậu đỏ sẽ mang lại nhiều may mắn, tình cảm bền vững. Từ đó, phong tục cầu duyên này trong ngày Thất Tịch được lưu giữ và ngày càng nở rộ trong giới trẻ.
Mặc dù vậy, tác dụng thật sự của việc ăn chè đậu đỏ trong ngày này thì chưa ai có thể khẳng định. Không phải ai được ăn chè đậu đỏ năm ngoái cũng “thoát ế” trong năm nay, theo khảo sát của một số nguồn.
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam