Côn Đảo là một trong ba khu bảo tồn biển quan trọng được lựa chọn để triển khai Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”. Ngày 26/3/2022, UBND huyện Côn Đảo đã cùng WWF-Việt Nam ký cam kết tham gia mạng lưới Đô thị Giảm nhựa, cùng hướng tới mục tiêu không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên, đưa Côn Đảo trở thành địa phương thứ 9 tham gia vào chương trình Đô thị Giảm nhựa.
Trong các năm 2021 -2023, UBND huyện Côn Đảo đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành làm cơ sở pháp lý quan trong cho việc thu gom, phân loại, tái chế, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa tại nguồn trên địa bàn huyện Côn Đảo; Tổ chức các hoạt động truyền thông và giáo dục về phân loại rác và giảm rác nhựa. UBND huyện đã chỉ đạo các Cơ quan/ban ngành, đoàn thể liên quan xây dựng và triển khai đồng loạt nhiều chương trình, hoạt động về truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức với nhiều phương thức đa dạng, sáng tạo và cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Dự án cũng đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Côn Đảo triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn, tạo bước đệm để tổ chức triển khai thí điểm hoạt động phân loại rác tại nguồn trên địa bàn huyện từ cuối năm 2022. Ngoài ra còn phối hợp dự án tập huấn các Khu dân cư Côn Đảo ủ phân compost từ rác hữu cơ nhà bếp; Thu gom rác thải nhựa đại dương tồn đọng trên các bãi biển công cộng; trục với rác thải và san hô chết ở khu bảo tồn biển Vườn Quốc gia Côn đảo.
Nhận xét về kết quả hoạt động của Dự án tại Côn Đảo, bà Phạm Thu Hằng – nguyên Phó cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam trong cuộc giám sát hoạt động gần đây cho biết, đoàn công tác đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng giải quyết vấn đề rác thải nhựa của UBND huyện Côn Đảo và Sở TN&MT Bà Rịa – Vũng Tàu; ghi nhận sự chuyển biến về ý thức và hành động cụ thể hướng người dân và du khách đến việc giảm sử dụng túi ni lông dùng 1 lần. So với các địa phương khác trong Dự án, Côn Đảo là huyện làm tốt việc triển khai cả 4 nội dung trong mục tiêu cơ bản của Dự án đó là: Đẩy mạnh truyền thông, nghiên cứu ban hành chính sách, xây dựng các mô hình thí điểm giảm nhựa và quản lý rác thải nhựa tại khu bảo tồn biển. Huyện cũng đã bước đầu kiểm kê được rác thải tại nguồn và xử lý nguồn rác thải, hạn chế túi ni lông.
Đặc biệt, từ thành công của Dự án, vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phê duyệt và triển khai Đề án Kinh tế tuần hoàn và phát triển kinh tế – xã hội bền vững huyện Côn Đảo giai đoạn 2022 – 2025 với kỳ vọng sẽ xây dựng nền kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn tại Côn Đảo.
Tại đây, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp, mô hình để phát triển kinh tế tuần hoàn ở Côn Đảo như: mô hình quản lý rác thải nhựa, công nghệ mới trong xử lý rác hữu cơ, giải pháp kinh tế tuần hoàn đối với việc xử lý rác thải ở Côn Đảo… Song theo ông Nguyễn Khắc Pho – Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo, để thực hiện Đề án kinh tế tuần hoàn, trước mắt, huyện đảo cần tập trung triển khai các dự án thủy lợi, các hồ chứa nước nhằm tích lũy, tận dụng nguồn nước mưa, nước tự nhiên, dự trữ nước ngọt phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng và hỗ trợ nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Tiếp đó, tiến hành điều tra, đánh giá lại việc trồng, phục hồi san hô bị ảnh hưởng của tác động thiên nhiên, môi trường, biến đổi khí hậu và tác động của con người. Tạo nơi cư trú cho các loài thủy sinh vật, tạo nên những điểm tham quan, lặn biển ngắm san hô phát triển du lịch, phát triển kinh tế xanh tại đảo.
Để thực hiện thành công Đề án này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đặng Minh Thông yêu cầu, UBND huyện Côn Đảo chủ động hơn nữa trong việc huy động tối đa các nguồn lực xã hội. Huyện phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, các nhà khoa học triển khai các mô hình giải pháp kinh tế tuần hoàn, đặc biệt liên quan đến vấn đề rác, nước, năng lượng, du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học để có thể hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, phát triển kinh tế du lịch đúng hướng xanh, bền vững.
Minh Hiếu – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/con-dao-giu-dao-xanh-khong-rac-thai-nhua-365849.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam