Sáng 17/4, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), chất lượng không khí tại Bắc Bộ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Đặc biệt, tỉnh Hưng Yên có một điểm đo cho chất lượng không khí ở mức nguy hiểm.

Theo đó, điểm đo tại xã Cẩm Xá, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên có chỉ số chất lượng không khí là 312, chỉ số bụi mịn PM 2.5 là 261.7. Chỉ số chất lượng không khí lớn hơn 300 được xếp vào loại nguy hiểm, là mức cảnh báo cao nhất về ô nhiễm không khí, đáng báo động, gây ảnh hưởng lớn, nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.
Ngoài ra, Bắc Bộ có 5 điểm đo cho chỉ số chất lượng không khí ở mức rất có hại cho sức khỏe (201 – 300) gồm: Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, quận Cầu Giấy, Hà Nội có chỉ số 237; Trường Mầm non Thực hành Hoa Sen, quận Ba Đình, Hà Nội có chỉ số 245; xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội có chỉ số 293; xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có chỉ số 234; Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có chỉ số 216. Mức chất lượng không khí từ 201 – 300 cảnh báo tình trạng khẩn cấp tới sức khỏe tất cả người dân.
Trong sáng 17/4, các tỉnh, thành phố tại Bắc Bộ ghi nhận hàng chục điểm đo cho chỉ số chất lượng không khí ở mức có hại cho sức khỏe (151 – 200), tập trung chủ yếu tại Thủ đô Hà Nội và khu vực lân cận. Tại mức chất lượng không khí 151 – 200, tất cả người dân bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm sẽ chịu ảnh hưởng nặng hơn.
Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện nay, tình trạng ô nhiễm bụi trong không khí tại một số địa phương đang có diễn biến xấu, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Mặt khác, do ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết giao mùa có nhiều biến động bất lợi, chênh lệch ngày, đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt… khiến khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm trong không khí bị hạn chế, đặc biệt là bụi. Do đó, các địa phương cần tập trung nguồn lực tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm bụi trong không khí; tổ chức kiểm tra, giám sát, yêu cầu nghiêm các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo đảm xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường…
Tin cùng chuyên mục:
Thỏa thuận xanh châu Âu: Cơ hội và thách thức
Tích hợp công nghệ quản lý rác nhựa ven biển
Từ Sơn (Bắc Ninh): Triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Tân Yên (Bắc Giang): Tập trung đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xuân Ất Tỵ 2025
Quảng Nam: Thu gom được 7 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển
ên Bái: Phát triển sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bữa ăn “xanh” cho Trái đất sạch
Quảng Ninh: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt ở suối Cổ Đam
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế