Sáng 12/5, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại xã Lương Tài, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở mức 253, chỉ số bụi mịn PM 2.5 là 276.6. Đây là mức chỉ số rất có hại cho sức khỏe, cảnh báo tình trạng khẩn cấp ảnh hưởng tới tất cả người dân.
Ngoài ra, trên cả nước ghi nhận 2 điểm đo cho chỉ số chất lượng không khí ở mức không tốt cho nhóm nhạy cảm (101-150) gồm: xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) có chỉ số 138, chỉ số bụi mịn PM 2.5 là 73.6; thôn Trung Định, xã Phú Định, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) có chỉ số 109, chỉ số bụi mịn PM 2.5 là 56.3. Ở mức chỉ số chất lượng không khí này, nhóm người nhạy cảm với không khí sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tình trạng ô nhiễm bụi trong không khí tại một số địa phương có diễn biến xấu, đồng thời do ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết giao mùa có nhiều biến động bất lợi, chênh lệch ngày, đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt… khiến khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm trong không khí bị hạn chế, đặc biệt là bụi. Do đó, các địa phương cần tập trung nguồn lực tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm bụi trong không khí; tổ chức kiểm tra, giám sát, yêu cầu nghiêm các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo đảm xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường…
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam