Ngày 17/4, tại TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã diễn ra hội thảo tập huấn tác động của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và đốt hở trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung.
Chương trình do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, khoa Môi trường – trường ĐHKH Huế cùng Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Nam phối hợp tổ chức.

Buổi tập huấn có sự tham dự của hơn 40 đại biểu là cán bộ, công chức cấp xã, huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Các học viên được giới thiệu hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở, thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe. Đồng thời, các học viên cũng được cung cấp kiến thức về cơ sở luật pháp về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và quản lý đốt hở ngoài trời, những khoảng trống về quy định pháp luật liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời; kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở, và các giải pháp tăng cường quản lý và chính sách hỗ trợ triển khai các giải pháp thay thế.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Công Tín, Trưởng Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế cho biết, việc đốt hở ngoài trời và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng theo hướng dẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường và kinh tế. Hội thảo tập huấn góp phần nâng cao nhận thức cho các cán bộ địa phương về tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng có ý nghĩa lớn. Từ đó, có hướng giải quyết các vấn đề rủi ro về sức khỏe và môi trường do hoạt động đốt rơm rạ và sử dụng hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp Việt Nam.

Hội thảo tập huấn nằm chuỗi hoạt động của “Dự án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt ngoài trời và sử dụng hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học tại Việt Nam”, do Hội Bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam thực hiện thông qua Liên Minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP) với sự tài trợ của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp Vương Quốc Anh (DEFRA).
Dự án đã góp phần giải quyết các vấn đề rủi ro về sức khỏe và môi trường do hoạt động đốt rơm rạ và sử dụng hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp Việt Nam…
Dịp này, Ban tổ chức trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về truyền thông phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Lan Anh – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/canh-bao-tac-dong-cua-thuoc-bao-ve-thuc-vat-den-moi-truong-373124.html
Tin cùng chuyên mục:
Thỏa thuận xanh châu Âu: Cơ hội và thách thức
Tích hợp công nghệ quản lý rác nhựa ven biển
Từ Sơn (Bắc Ninh): Triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Tân Yên (Bắc Giang): Tập trung đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xuân Ất Tỵ 2025
Quảng Nam: Thu gom được 7 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển
ên Bái: Phát triển sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bữa ăn “xanh” cho Trái đất sạch
Quảng Ninh: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt ở suối Cổ Đam
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế