Trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị chức năng, địa phương của TP. Cần Thơ đã quyết liệt triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xóa các điểm tạm tập kết rác thải sinh hoạt dưới lòng đường, vỉa hè…, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.
Nhằm chấm dứt tình trạng sử dụng lòng đường, vỉa hè để làm điểm tạm tập kết trung chuyển rác thải sinh hoạt gây mất vẻ mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; các quận, huyện, TP. Cần Thơ đã triển khai xây dựng các khu tập kết trung chuyển rác thải theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để di dời các điểm tạm tập kết trung chuyển rác thải dưới lòng đường, vỉa hè.
Theo Sở TN&MT TP. Cần Thơ, trong vài năm trở lại đây, các quận, huyện, đặc biệt là Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy đã tập trung triển khai đầu tư xây dựng nhiều trạm tập kết trung chuyển rác thải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó góp phần kéo giảm đáng kể số điểm tạm tập kết trung chuyển rác thải dưới lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố.
Do khó khăn trong việc bố trí quỹ đất để làm trạm trung chuyển rác phục vụ công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày của người dân, quận Ninh Kiều đã sử dụng một phần lòng đường, vỉa hè tại một số tuyến đường để làm điểm tạm tập kết trung chuyển rác thải. Thống kê từ ngành chức năng quận Ninh Kiều cho thấy, năm 2021 trên địa bàn quận có tổng cộng 30 điểm tập kết trung chuyển rác thải sinh hoạt, trong đó phần lớn là các điểm dùng lòng đường, vỉa hè một số tuyến đường như 30/4, 3/2, Lý Tự Trọng, Châu Văn Liêm,… làm nơi tạm tập kết trung chuyển rác.
Để xóa dần các điểm tạm tập kết trung chuyển rác thải, trả lại sự thông thoáng, sạch, đẹp, thoáng mát cho vỉa hè, lòng đường một số tuyến đường; UBND quận Ninh Kiều đã triển khai đầu tư nâng cấp trạm trung chuyển rác số 71 Trần Phú (phường Cái Khế) với quy mô diện tích khoảng 4.805m2 và trạm trung chuyển rác thải gần rạch Từ Hổ (phường An Khánh) với diện tích khoảng 500m2 theo quy hoạch và đáp ứng đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình vận chuyển, tập kết, trung chuyển rác thải đến nơi xử lý.
Ông Nguyễn Việt Cường, Trưởng phòng TN&MT quận Ninh Kiều cho biết: Sau khi các trạm trung chuyển rác đi vào hoạt động đã giúp quận Ninh Kiều kéo giảm đáng kể các điểm tập kết trung chuyển rác thải dưới lòng đường, vỉa hè. Cụ thể, năm 2021 quận Ninh Kiều có đến 30 điểm thì đến cuối năm 2023 chỉ còn 10 điểm. “Hiện nay, quận Ninh Kiều đang chuẩn bị triển khai xây dựng một trạm tập kết trung chuyển rác thải sinh hoạt thuộc địa bàn phường Hưng Lợi. Khi trạm tập kết trung chuyển rác thải hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ góp phần xóa bỏ các điểm tạm tập kết rác thải dưới lòng đường, vỉa hè thuộc phường này như gần chân cầu Hưng Lợi, bên hông Bệnh viện Y học Dân tộc…”, ông Cường cho hay.
Đối với các quận khác của TP. Cần Thơ như Cái Răng, Bình Thủy, hiện nay, cũng chỉ còn vài điểm sử dụng một phần lòng đường, vỉa hè làm nơi tạm tập kết, trung chuyển rác thải. Theo kế hoạch trong thời gian tới, các địa phương này sẽ tiếp tục triển khai xây dựng một số trạm tập kết trung chuyển rác sinh hoạt đảm bảo theo yêu cầu về quy hoạch, bảo vệ môi trường, qua đó góp phần xóa bỏ triệt để các điểm tạm tập kết trung chuyển rác thải dưới lòng đường, vỉa hè, trả lại vẻ mỹ quan sáng , xanh – sạch – đẹp cho các tuyến đường.
Lê Hùng – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/can-tho-quyet-liet-xoa-cac-diem-tam-tap-ket-rac-thai-369475.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam