![]() |
Các tôn giáo địa phương tập huấn phát huy vai trò trách nhiệm BVMT và ứng phó BĐKH |
Gần đây, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng các tổ chức tôn giáo đã đưa nội dung BVMT và ứng phó với BĐKH vào chương trình, kế hoạch hoạt động sinh hoạt tôn giáo. Từ đó mỗi cá nhân, tổ chức phát huy vai trò, trách nhiệm chung tay, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc.
Hiện nay, các tôn giáo ở địa phương đã hình thành mô hình đội “Ứng cứu khẩn cấp thiên tai, thảm họa” với gần 380 thành viên sinh hoạt ở các huyện, thị… nhằm góp phần cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp thiên tai, bão lũ; đồng thời, dạy bơi cho trẻ từ 8 – 14 tuổi tại cộng đồng. Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Hải Đức (chùa Hải Đức, TP. Huế), Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ công tác xã hội Hàm Long (TP. Huế)… đã phối hợp xây dựng các mô hình điểm cấp quốc gia về BVMT và ứng phó với BĐKH.
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế cũng như Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng Hải Đức, thường tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về BVMT, bằng những hành động cụ thể cho người dân theo phương châm 4T: tiết giảm – tái chế – tái sử dụng – thể hiện lòng nhân ái. Đồng thời, tổ chức ngày hội định kỳ hàng tuần, hàng tháng “Đổi rác lấy quà tặng”, theo hình thức cứ 5kg giấy loại (hoặc 20 chai nhựa) được đổi thành 1 mũ vải… Toàn bộ bộ kinh phí được quy đổi và trao tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Huế. Nhiều giáo xứ ở Phú Vang, Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà phát động phân loại rác tại nguồn.
Dự án (DA) “Tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH trong cộng đồng tôn giáo” được triển khai trên địa bàn tỉnh, đến nay đạt được nhiều kết quả khích lệ. Dấu ấn của DA là tổ chức gần 10 khóa tập huấn cập nhật kiến thức về BVMT, quản lý rủi ro thiên tai, lồng ghép tiêu chuẩn cứu trợ tối thiểu (Sphere) và ứng phó với tình trạng khẩn cấp ở cấp tỉnh cho các lãnh đạo tôn giáo, cơ quan, ban ngành, và các nhà hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, DA triển khai 46 chiến dịch truyền thông cho hơn 7.000 lượt người tham gia nâng cao kiến thức về BVMT, ứng phó BĐKH.
Trong khuôn khổ Chương trình “Thành phố sạch, Đại dương xanh” (CCBO) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu về rác thải nhựa đại dương, Trung tâm Hàm Long (trung tâm) đã phối hợp xây dựng thí điểm mô hình phân loại và tái chế rác tại nguồn ở phường Hương Long, Thủy Biều (TP. Huế). Từ nay đến năm 2024, trung tâm tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực về quản lý chất thải rắn sinh hoạt bền vững cho cán bộ địa phương, thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn cho hàng trăm hộ dân…
Ông Nguyễn Hoàng Phước, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường cho hay, các tổ chức tôn giáo đã phối hợp triển khai các hoạt động BVMT ở địa phương, như duy trì phong trào Chủ nhật xanh; chống rác thải nhựa, phân rác tại nguồn, sạch nhà, đẹp ngõ, giữ gìn cảnh quan nơi công cộng, khu dân cư… Qua đó, đã huy động thêm các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong, ngoài nước, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội của tỉnh nhà.
Tin cùng chuyên mục:
Thỏa thuận xanh châu Âu: Cơ hội và thách thức
Tích hợp công nghệ quản lý rác nhựa ven biển
Từ Sơn (Bắc Ninh): Triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Tân Yên (Bắc Giang): Tập trung đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xuân Ất Tỵ 2025
Quảng Nam: Thu gom được 7 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển
ên Bái: Phát triển sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bữa ăn “xanh” cho Trái đất sạch
Quảng Ninh: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt ở suối Cổ Đam
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế