Bệnh tăng động có chữa khỏi không?

Hiện nay, ngày càng nhiều trẻ nhỏ mắc chứng tăng động giảm chú ý khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy bệnh tăng động có chữa khỏi không?

Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

Rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) là một dạng rối loạn đặc trưng thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng như giảm sự chú ý, tăng hoạt động và thực hiện những hành động có tính chất xung đột… Các triệu chứng này có thể tiếp tục kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.

Biểu hiện của trẻ mắc bệnh tăng động

Các triệu chứng của tăng động, giảm chú ý của trẻ thường bắt đầu trước 12 tuổi với những mức độ khác nhau. Sau đây là những biểu hiện thường gặp của trẻ bị tăng động, giảm chú ý:

● Hiếu động quá mức: Trẻ rất ít khi ngồi yên một chỗ hoặc nghỉ ngơi mà liên tục hoạt động.

● Tập trung kém: Trẻ tăng động giảm chú ý có khả năng tập trung rất kém, dễ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh và hay bỏ dở giữa chừng. Hầu như trẻ không bao giờ lắng nghe hoặc thực hiện theo chỉ dẫn của người lớn. Kết quả học tập bị sa sút.

● Hấp tấp, vội vàng: Trẻ tăng động giảm chú ý thường vội vàng và bất cẩn. Trẻ dễ mắc lỗi khi làm bài tập hoặc thực hiện công việc…

● Chậm phát triển ngôn ngữ: Trong giai đoạn đầu, trẻ phát triển khả năng nói bình thường nhưng sau đó thì chậm lại. Lúc này, trẻ gặp khó khăn trong diễn đạt bằng lời nói, ngại giao tiếp với mọi người.

● Không kiểm soát được cảm xúc: Trẻ dễ nổi nóng khi không được như mong muốn của mình. Thậm chí, trẻ còn có thể đánh bạn, làm tổn thương người khác…

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không?

Là một chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh nhưng rối loạn tăng động giảm chú ý lại không quá nguy hiểm và khó trị dứt điểm như động kinh, tự kỷ… Vậy bệnh tăng động có chữa khỏi không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu trẻ được điều trị đúng phương pháp và có sự hỗ trợ từ cha mẹ. Mặt khác, chứng bệnh này có xu hướng giảm dần khi trẻ lớn lên. Do đó, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan, không sớm điều trị, chứng bệnh tăng động giảm chú ý sẽ gây nhiều hậu quả xấu cho trẻ như:

– Lười ăn, khó ngủ, suy giảm sức khỏe.

– Khả năng giao tiếp kém, không giao lưu với bạn bè, thầy cô.

– Kết quả học tập không tốt.

– Dễ bị tai nạn, thương tích do các hoạt động bốc đồng hoặc xung đột.

– Dễ lạm dụng chất kích thích và có hành vi vi phạm pháp luật…

Vì vậy, ngay khi thấy con xuất hiện các biểu hiện của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm.

Tin cùng chuyên mục:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *