Đây là một trong những sửa đổi, bổ sung quan trọng về chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) tại Nghị định số 05/2025/NĐ-CP.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Trong đó, có nhiều quy định EPR được sửa đổi, bổ sung, nhất là quy định về đối tượng thực hiện trách nhiệm tái chế và thời điểm thực hiện trách nhiệm tái chế.
Theo quy định cũ, một số mặt hàng phải thực hiện đồng thời cả hai trách nhiệm là thu gom, xử lý và tái chế (kẹo cao su) hoặc phải thực hiện tái chế đối với bao bì đã thu gom và sử dụng lại (vỏ chai bia, chai nước 19l). Quy định này là không phù hợp và gây khó cho nhà sản xuất, nhập khẩu.
Chính vì vậy, Nghị định số 05/2025/NĐ-CP đã sửa đổi và quy định rõ, nhà sản xuất, nhập khẩu kẹo cao su không phải thực hiện trách nhiệm tái chế đối với bao bì thương phẩm của kẹo cao su. Mặt hàng này chỉ phải thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý theo đúng quy định.
Và nhà sản xuất, nhập khẩu đã đưa ra thị trường bao bì nhưng bao bì đó được chính nhà sản xuất đó thu hồi, đóng gói để tiếp tục đưa ra thị trường thì nhà sản xuất, nhập khẩu không phải thực hiện trách nhiệm tái chế đối với bao bì này.
Đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế gồm 6 nhóm sản phẩm, hàng hóa: Săm lốp; pin và ắc quy; dầu nhớt; các sản phẩm có bao bì (thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, xi măng, chất tẩy rửa và chế phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp, y tế); điện và điện tử; phương tiện giao thông.
Đối tượng phải trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải gồm 5 nhóm sản phẩm, bao bì: Thuốc bảo vệ thực vật; pin sử dụng một lần; tã bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần; kẹo cao su, thuốc lá; một số sản phẩm, hàng hóa có thành phần nhựa tổng hợp như bóng bay, đồ chơi trẻ em, giầy dép, quần áo, đồ nhựa dùng một lần, đồ dùng một lần, đồ nội thất, vật liệu xây dựng, túi nilong khó phân hủy kích thước nhỏ …
Cùng với đó, việc xác định doanh nghiệp có phải thực hiện trách nhiệm tái chế sẽ căn cứ theo doanh thu của các các sản phẩm có bao bì phải tái chế chứ không phải là doanh thu các sản phẩm khác hay tính theo giá trị nhập khẩu.
Về thời điểm thực hiện trách nhiệm tái chế, Nghị định số 05/2025/NĐ-CP đã kịp thời sửa đổi và đưa ra quy định phù hợp. Theo đó, việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì sẽ thực hiện sau khi kết thúc năm và thực hiện theo số thực tế đã sản xuất, nhập khẩu và đưa ra thị trường chứ không phải thực hiện từ đầu nằm giống như quy định trước đây.
Như vậy, nhà sản xuất, nhập khẩu đã tổ chức tái chế (thực hiện trách nhiệm tái chế đối với các sản phẩm sản xuất đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm 2024) theo số kế hoạch đã đăng ký trong năm 2024 thì được bảo lưu khối lượng đã tái chế để tính vào kết quả tái chế trong năm 2025.
Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức đóng góp tài chính thì thực hiện đóng tiền 1 lần trước ngày 20 tháng 4 của năm kê khai.
Một trong những điểm mới của Nghị định số 05/2025/NĐ-CP là quy định về quy cách tái chế, theo đó, quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế phù hợp cho từng sản phẩm, bao bì chứ không yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì như trước đây.
Phạm Oanh – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-bi-keo-cao-su-va-mot-so-do-uong-dong-chai-khong-phai-thuc-hien-tai-che-385816.html
Tin cùng chuyên mục:
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế
Đắk Nông: Nhiều chuyển biến tích cực trong thu gom, xử lý rác sinh hoạt
TP. Vị Thanh (Hậu Giang): Hỗ trợ 474 thùng rác cho các hộ dân
TP.HCM: Ra mắt ứng dụng phân loại và thu gom rác tái chế
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường