Sự kiện do Trung tâm Kết nối đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa Việt Nam cùng các đối tác tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 27-10.
Hội nghị có chủ đề “Đổi mới giải quyết những vấn đề về ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mê Kông” có sự tham gia của hơn 40 học viên là sinh viên nhiều trường đại học tại Việt Nam tại các nhóm tham gia Dự án Đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPPIN).
Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp về ô nhiễm nhựa tại Việt Nam. Song song đó, thúc đẩy công nghệ tái chế cho địa phương, hỗ trợ sản xuất những sản phẩm tốt hơn.
Đây cũng là kết quả ghi nhận của 8 tuần đào tạo chuyên sâu vừa được tổ chức trong khuôn khổ chương trình “Tăng tốc khởi nghiệp” của IPPIN. Khóa đào tạo nhằm khuyến khích các học viên đưa ra các ý tưởng sáng tạo trong tái chế rác thải nhựa.
Những ý tưởng xuất sắc sẽ nhận được các gợi ý hoàn thiện từ các cố vấn, chuyên gia của chương trình để sẵn sàng kêu gọi đầu tư thực hiện. Cố vấn cao cấp dự án, Tiến sĩ Kim Wimbush, cho biết, những ý tưởng đổi mới được giới thiệu tại hội nghị này được kỳ vọng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu ngưng sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần tại Việt Nam từ năm 2031.
Đại diện cho Cơ quan Khoa học quốc gia Austria (SCIRO – Cơ quan tài trợ cho chương trình), bà Sarah Hooper, Tổng lãnh sự Australia tại thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Cả Việt Nam và Australia đều phải đối mặt với những thách thức đáng kể về biến đổi khí hậu và môi trường. Thông qua chương trình này, chúng tôi mong muốn góp phần phát triển các ý tưởng sáng tạo về giảm thiểu rác thải nhựa và nhân rộng các mô hình, sáng kiến hiệu quả trên thực tế”.
Diệp Hiền – Hà Nội mới
Link nguồn: https://hanoimoi.vn/ban-giai-phap-giam-o-nhiem-nhua-khu-vuc-song-me-kong-646245.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam