Để thực hiện công tác phân loại chất thải rác sinh hoạt tại nguồn đúng kế hoạch và hiệu quả, UBND thành phố Từ Sơn đã triển khai việc cụ thể cho từng đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ.

Những năm qua, với tốc độ đô thị hóa nhanh, cùng với việc gia tăng dân số khiến khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Từ Sơn ngày càng tăng cao. Theo số liệu năm 2024, trung bình mỗi ngày thành phố phát sinh khoảng 160 tấn rác thải sinh hoạt.
Trước thực tế đó, bám sát chỉ đạo, UBND thành phố Từ Sơn đã ban hành Kế hoạch số 1055/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 về triển khai thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ tịch UBND thành phố Từ Sơn cho biết, việc thực hiện Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn được xem là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Trong đó, UBND các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở và các tổ chức chính trị – xã hội, nhất là Hội Phụ nữ giữ vai trò then chốt. Đối với các cơ quan, đơn vị Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống nhà nước phải tiên phong, gương mẫu thực hiện nghiêm túc việc phân loại CTRSH tại nguồn. Đồng thời, tham gia tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, hộ gia đình, cá nhân nơi cư trú cùng thực hiện.
Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân thành các nhóm: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải thực phẩm, chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh, chất thải nguy hại…
Tại khu vực công cộng, điểm tập trung dân cư, trên các tuyến đường các địa phương bố trí thùng rác sinh hoạt có phân biệt màu (màu cam chứa chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; màu xanh chứa chất thải thực phẩm; màu vàng đựng chất thải sinh hoạt khác). Trên thân thùng được in hình ảnh, ký hiệu hướng dẫn phân loại. Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ, đảm bảo môi trường và mỹ quan đô thị.
Còn đối với văn phòng, trụ sở các cơ quan, đơn vị trang bị các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt để phân loại thành 03 loại: Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt còn lại. Trên thân thùng được in hình ảnh, ký hiệu hướng dẫn phân loại.

UBND cấp phường căn cứ vào điều kiện, nguồn lực thực tế tại địa phương quyết định phương án thu gom phù hợp, đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại tại địa phương đạt hiệu quả, tiết kiệm và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại, đối với các địa phương có đủ điều kiện về hạ tầng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sau phân loại được thu gom, vận chuyển về cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt để xử lý, tái chế theo tính chất của từng loại chất thải.
Phấn đấu năm 2025, Từ Sơn đặt mục tiêu 100% các phường triển khai thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn. Trong đó, các phường đạt chuẩn bảo vệ môi trường (BVMT) nông thôn mới nâng cao, tỷ lệ phân loại CTRSH đạt 50% trở lên. Đến các năm tiếp theo, tiếp tục duy trì thực hiện phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn thành phố đạt trên 70 – 80%.
Để triển khai thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch, UBND thành phố Từ Sơn đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị. Trong đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Đồng thời, hỗ trợ về chuyên môn cho các địa phương trong công tác phân loại CTRSH tại nguồn theo yêu cầu để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Sau từng năm sẽ họp rút kinh nghiệm, đồng thời đề ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn để nâng cao hiệu quả phân loại CTRSH tại nguồn.
Bảo Hà – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tu-son-bac-ninh-trien-khai-phan-loai-rac-sinh-hoat-tai-nguon-387100.html
Tin cùng chuyên mục:
Thỏa thuận xanh châu Âu: Cơ hội và thách thức
Tích hợp công nghệ quản lý rác nhựa ven biển
Từ Sơn (Bắc Ninh): Triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Tân Yên (Bắc Giang): Tập trung đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xuân Ất Tỵ 2025
Quảng Nam: Thu gom được 7 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển
ên Bái: Phát triển sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bữa ăn “xanh” cho Trái đất sạch
Quảng Ninh: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt ở suối Cổ Đam
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế