Khu Dự trữ thiên nhiên (DTTN) Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có hệ động thực vật đa dạng, phong phú với nhiều loài quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Vì thế, Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé đã triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn gen quý.
Khu DTTN Mường Nhé nằm trong vùng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới, đất đai phì nhiêu, nhiều sông suối, thuận lợi để hình thành một hệ động, thực vật rừng phong phú, đa dạng. Ở đây có rất nhiều rừng nguyên sinh như: rừng thường xanh trên đất thấp, rừng thường xanh núi thấp, rừng thường xanh trên núi cao và rừng tre nứa được bảo tồn nguyên vẹn; đồng thời cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm.
Theo kết quả điều tra, đánh giá thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học của Ban quản lý Khu DTTN Mường Nhé, hiện nay tại khu dự trữ có 458 loài động vật hoang dã. Trong đó, có 97 loài có giá trị bảo tồn cao thuộc Sách đỏ IUCN (Danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới) và Sách đỏ Việt Nam. Trong số này có 97 loài thú, thuộc 24 họ và 9 bộ; có 260 loài chim thuộc 59 họ và 17 bộ; 65 loài bò sát thuộc 18 họ, 2 bộ và 54 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 2 bộ. Ngoài ra, Khu dự trữ đã thực hiện thu thập 320 mẫu vật các loài chim và 244 mẫu vật các loài bò sát, lưỡng cư thông thường. Ghi nhận 198 loài bướm thuộc 11 họ và 103 giống.
Cùng với đó, hệ sinh thái rừng ở đây nằm trong thảm thực vật nhiệt đới với 742 loài thực vật, trong đó có các loài, như: Pơ mu, dổi, trầm hương, lát hoa… Cùng với đó là 67 loài động vật, như: Gấu ngựa, nai, linh trưởng, voọc xám, tê tê, công… nằm trong Sách đỏ Việt Nam.
Ông Diệp Văn Chính, Giám đốc Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé, cho biết: Trong năm qua, Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé cho phép đoàn nghiên cứu của viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến điều tra thu thập các mẫu thực vật có mạch trong lâm phần Khu DTTN Mường Nhé; viện Nghiên cứu và Phát triển vùng của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện công tác công tác nghiên cứu: Khảo sát nhanh đa dạng các loài thú nhỏ (dơi, gặm nhấm, chuột chù), bò sát và lưỡng cư.
Các đoàn nghiên cứu đã thu thập được: 250 mẫu thực vật, thuộc 230 loài, hơn 20 họ; 19 loài thú nhỏ (Dơi, gặm nhấm và chuột chù) thuộc 6 họ, 3 bộ; và 20 loài lưỡng cư để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
Đồng thời, Ban quản lý Khu DTTN Mường Nhé phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan, tiếp nhận và tái thả thành công 07 cá thể. Trong đó gồm có: 01 cá thể Culi nhỏ (Nycticebus pygmaeus); 01 cá thể rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah); 01 cá thể Mèo rừng (Prionailurus bengalensis); 04 cá thể Don (Atherurusmacrourus).
Để bảo vệ tính đa dạng sinh học động thực vật, thời gian tới lực lượng Ban quản lý Khu DTTN Mường Nhé chủ động tuần tra, kiểm soát những khu vực trọng điểm về tình trạng phá rừng khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã; xử lý nghiêm các vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho người dân sống trong vùng đệm; ứng dụng công nghệ thông tin và GIS vào công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu chính sách phù hợp, thu hút sự đầu tư, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như quốc tế trong việc thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học tại Khu dự trữ, đặc biệt là các đề tài, dự án bảo tồn các loài động, thực vật quý, hiếm có giá trị bảo tồn cao.
Đồng thời tiếp tục tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông, môi trường và cán bộ làm công tác bảo tồn; tăng cường các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học, kiểm soát và bảo vệ các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm. – Ông Chính, cho biết thêm.
Trần Hương – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/khu-du-tru-thien-nhien-muong-nhe-ngoi-nha-cua-da-dang-sinh-hoc-373264.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam