Ngày 17/4, tại TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã diễn ra hội thảo tập huấn tác động của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và đốt hở trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung.
Chương trình do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, khoa Môi trường – trường ĐHKH Huế cùng Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Nam phối hợp tổ chức.
Buổi tập huấn có sự tham dự của hơn 40 đại biểu là cán bộ, công chức cấp xã, huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Các học viên được giới thiệu hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở, thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe. Đồng thời, các học viên cũng được cung cấp kiến thức về cơ sở luật pháp về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và quản lý đốt hở ngoài trời, những khoảng trống về quy định pháp luật liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời; kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở, và các giải pháp tăng cường quản lý và chính sách hỗ trợ triển khai các giải pháp thay thế.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Công Tín, Trưởng Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế cho biết, việc đốt hở ngoài trời và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng theo hướng dẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường và kinh tế. Hội thảo tập huấn góp phần nâng cao nhận thức cho các cán bộ địa phương về tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng có ý nghĩa lớn. Từ đó, có hướng giải quyết các vấn đề rủi ro về sức khỏe và môi trường do hoạt động đốt rơm rạ và sử dụng hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp Việt Nam.
Hội thảo tập huấn nằm chuỗi hoạt động của “Dự án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt ngoài trời và sử dụng hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học tại Việt Nam”, do Hội Bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam thực hiện thông qua Liên Minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP) với sự tài trợ của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp Vương Quốc Anh (DEFRA).
Dự án đã góp phần giải quyết các vấn đề rủi ro về sức khỏe và môi trường do hoạt động đốt rơm rạ và sử dụng hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp Việt Nam…
Dịp này, Ban tổ chức trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về truyền thông phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Lan Anh – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/canh-bao-tac-dong-cua-thuoc-bao-ve-thuc-vat-den-moi-truong-373124.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam