Trong nỗ lực bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái, cộng đồng dân cư quanh khu vực sông Đầm (TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đã ký cam kết chung tay bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước với hơn 500 loài động thực vật sinh sống này.
Sáng 30/3, UBND TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ phát động phục hồi và phát triển hệ sinh thái đất ngập mặn nước sông Đầm hưởng ứng “Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia – Quảng Nam 2024” và kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá và Ngày truyền thống ngành Thuỷ sản (1/4/1959 – 1/4/2024).
Theo Quy hoạch chung TP. Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sông Đầm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đô thị sinh thái Tam Kỳ và đầy tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái.
Sông Đầm có diện tích mặt nước khoảng 200ha, trong đó tổng lưu vực hồ, bao gồm cả những làng xung quanh khoảng 650ha. Sông Đầm có hệ sinh thái nước ngọt đa dạng, phong phú đặc trưng của khu vực Nam Trung Bộ, là “lá phổi xanh” của TP. Tam Kỳ. Qua khảo sát của Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, sông Đầm có 295 loài; trong đó có 33 loài cá; 16 loài bò sát ếch, nhái; 31 loài chim, đáng lưu ý là có loài “Cò Nhạn” nằm trong sách đỏ Việt Nam; có 211 loài côn trùng; thực vật bậc cao có 170 loài.
Điều đặc biệt khác, theo nhận định của giới chuyên gia, hệ sinh thái thực vật sông Đầm là nơi các loài cây ngập nước sinh trưởng. Chưa kể, dọc hai bên bờ sông Đầm, những hàng cây lau, sậy mọc um tùm cùng với những diện tích trồng sen khiến nơi đây trở thành thảm thực vật đa dạng, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim quý hiếm, thích hợp để phát triển du lịch sinh thái.
Phát biểu tại lễ phát động, ông Nguyễn Minh Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ cho biết, xác định được tầm quan trọng của bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên sông Đầm, trong thời gian qua, thành phố đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ các loài chim hoang dã, kiểm soát nguồn nước đầu vào sông Đầm gắn với sinh kế của người dân.
Địa phương cũng dành nguồn lực đáng kể để trồng cây xanh phục hồi hệ sinh thái và đa dạng sinh học sông Đầm với nhiều chủng loại cây bản địa như: vừng, tre đồng, cừa, sậy, dừa nước,…; bổ sung các loại tôm, cá để làm đa dạng thêm nguồn lợi thủy sản tại đây. Đồng thời, tập trung chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp dùng xung điện đánh bắt thủy sản trái phép, săn bắt các loại chim hoang dã và di cư tại sông Đầm.
“Với sự vào cuộc tích cực của chính quyền vận động nhân dân đồng tình với các chủ trương của nhà nước, bàn giao cho chính quyền hơn 20 hecta đất để trồng và phát triển cây xanh mà việc bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái Sông Đầm đã có những kết quả tích cực bước đầu như diện tích cây xanh tăng lên, nước trở nên trong lành hơn, nguồn lợi thủy sản đang dần phục hồi rõ nét, chim chóc ngày càng nhiều”, ông Nam cho biết.
Để nâng cao hiệu quả bảo tồn đất ngập nước và đa dạng sinh học tại sông Đầm, UBND TP. Tam Kỳ đề nghị tỉnh Quảng Nam tiếp tục quan tâm, sớm chỉ đạo thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước và đa dạng sinh học Sông Đầm theo Nghị định số 66/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, dành nguồn lực thích đáng để hỗ trợ phục hồi đa dạng sinh học và bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước Sông Đầm. Trước mắt, chỉ đạo quyết liệt việc chuyển dòng nước thải của Khu Công nghiệp ra khỏi khu vực Sông Đầm.
Phó Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ cũng đề nghị chính quyền các xã xã Tam Thăng, xã Tam Phú, phường An Phú tiếp tục vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về nghiêm cấm săn bắt, bắn, bẫy, mua bán, vận chuyển chim trời. Kiên quyết xử lý đánh bắt xung điện, các thiết bị tận diệt, như lưới lồng, lưới 3 lớp,… Kịp thời nâng cao năng lực làm du lịch trải nghiệm cho nhân dân vùng bờ gắn đánh bắt bền vững.
Tại lễ phát động, đại diện cộng đồng dân cư đã ký cam kết bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái sông Đầm. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và TP Tam Kỳ đã trồng nhiều loại cây bản địa và thả hàng ngàn con cá giống xuống khu vực này để góp phần tái tạo, làm phong phú hơn nữa hệ sinh thái của sông Đầm.
Lan Anh – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/cong-dong-dan-cu-ky-cam-ket-bao-ve-song-dam-he-sinh-thai-quy-hiem-cua-quang-nam-372470.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam