Số lượng rác thải chôn lấp trên cả nước giảm so với các năm gần đây, trong khi lượng rác thải đổ tăng 7%.
Theo công bố của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, trong bốn năm từ 2019 đến 2023, lượng rác xử lý bằng phương pháp chôn lấp trên cả nước giảm 6%, đây là tín hiệu tích cực.
Lãnh đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam hiện khoảng 67.000 tấn/ngày. Trong đó, khu vực đô thị chiếm 60%, chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM mỗi ngày có từ 7.000 – 9.000 tấn chất thải sinh hoạt.
Tỷ lệ thu gom hiện nay ở khu vực đô thị đạt 95%, nông thôn 71%.
Cả nước có hơn 1.700 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm 470 lò đốt, hơn 1.200 bãi chôn lấp. Ba nhà máy đốt rác phát điện lớn đang hoạt động gồm nhà máy điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn mỗi ngày, nhà máy tại Cần Thơ công suất 400 tấn và tại Bắc Ninh 180 tấn.
Theo lãnh đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, năm 2023 lượng rác thải xử lý bằng phương pháp đốt tăng 7%. Việc xử lý bằng phương pháp đốt phát điện, khí hóa những năm tới dự kiến sẽ tăng hơn nữa, vì 15 nhà máy đốt rác đang được xây dựng.
“Tăng lượng rác đốt sẽ giảm áp lực ô nhiễm môi trường đất, nước cho các địa phương“, đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường nói và cho biết tuy lượng rác chôn lấp giảm, nhưng vẫn ở mức cao, vẫn tồn đọng một số bất cập cần xử lý.
Hàng chục doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đang tham gia thu gom, xử lý rác thải, song năng lực của các doanh nghiệp lại không đồng đều và còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Phương tiện thu gom của các doanh nghiệp chưa phù hợp, thiếu các trạm trung chuyển để tái chế, phân loại và xử lý rác thải. Một số địa phương lúng túng trong lựa chọn công nghệ xử lý rác thải, sử dụng công nghệ lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu.
Việc triển khai các dự án xử lý chất thải với công nghệ hiện đại còn chậm. Quy hoạch nơi đặt vị trí các nhà máy xử lý rác gặp phải sự phản đối của người dân địa phương.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ đang huy động mọi nguồn lực để xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng giảm hỗ trợ từ ngân sách, áp giá dịch vụ, từng bước điều chỉnh giá để bù đắp kinh phí thu gom, xử lý.
Trong năm 2024, toàn ngành tài nguyên và môi trường đặt mục tiêu cải thiện các chỉ số thành phần môi trường, trên 92% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đồng thời Bộ cũng xác định 95% chất thải rắn sinh hoạt đô thị sẽ được thu gom, xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn và 40% rác thải sinh hoạt được xử lý theo mô hình đốt rác, phát điện, tái chế thay cho chôn lấp.
Tin cùng chuyên mục:
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế
Đắk Nông: Nhiều chuyển biến tích cực trong thu gom, xử lý rác sinh hoạt
TP. Vị Thanh (Hậu Giang): Hỗ trợ 474 thùng rác cho các hộ dân
TP.HCM: Ra mắt ứng dụng phân loại và thu gom rác tái chế
Đắk Lắk: Làm việc với KOICA về dự án nước thải đô thị
Phiên họp thứ nhất của Đoàn Giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Bộ TN&MT ban hành kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm