Biến đổi khí hậu tác động sâu sắc đến cuộc sống của người dân khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chịu ảnh hưởng nhiều nhất là thế hệ trẻ – những người đóng góp ít nhất vào lượng khí thải toàn cầu.
Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, bà Rachel Harvey, cố vấn bảo vệ trẻ em của cơ quan Liên hợp quốc tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết, các thảm họa liên quan đến thời tiết có thể làm trầm trọng thêm hoặc khiến trẻ em gặp phải những rủi ro nghiêm trọng, như bị bóc lột, buôn bán và bạo lực.
Những rủi ro này xuất hiện khi trẻ em bị tách khỏi gia đình và người chăm sóc vì phải di dời trong các trường hợp khẩn cấp. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) dự báo, khoảng 96 triệu người trên toàn cầu phải di dời do lũ sông có thể xảy ra trong 30 năm tới. Cũng trong khoảng thời gian này, các cơn bão có thể khiến hơn 10,3 triệu trẻ em phải di dời.
Trẻ em ở Ấn Độ, Bangladesh, Philippines… có nguy cơ phải di dời cao nhất do các mối nguy hiểm kết hợp, bao gồm lũ sông, lốc xoáy và nước dâng do bão. Đáng chú ý, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng sẽ kéo theo việc trẻ em cũng bị tăng nguy cơ bị bóc lột, buôn bán, lạm dụng và bạo lực, kể cả các tập tục có hại như tảo hôn sẽ gia tăng sau thảm họa…
Trong khi đó, những nguy cơ này thường không được đề cao trong chương trình nghị sự thảo luận về tác động của khí hậu. Tuy một số quốc gia đã thực hiện các bước để quản lý rủi ro thiên tai, nhiều chính phủ ở châu Á vẫn lúng túng trong việc tăng cường nỗ lực ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro từ biến đổi khí hậu. Theo bà Harvey, phải có một hệ thống quản lý thông tin và dữ liệu, các dịch vụ trên mọi lĩnh vực tại các điểm nóng cần có khả năng phục hồi để tiếp cận và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất vào trước, trong và sau khi xảy ra thảm họa.
Cũng cần có các chiến lược đổi mới, phối hợp hành động giữa các thế hệ để đưa tiếng nói và nhu cầu của trẻ em lên hàng đầu nhằm giảm thiểu hậu quả từ thảm họa khí hậu.
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam