Trên hành lang đê Hữu Cầu (TP Bắc Ninh) hiện có 2 cơ sở hoạt động sản xuất bột đá của công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuân Trường Bắc Ninh và công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Dũng Thắm.
Khu vực sản xuất ngay bên cạnh là khu dân cư Kim Đôi (phường Kim Chung, TP Bắc Ninh).
Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa đông, bởi gió Đông bắc thổi đúng hướng từ sông vào khu dân cư khiến bụi bay vào tận nhà dân.
Bà Nguyễn Thị Liên, một người dân ở khu Kim Đôi cho biết, bụi bột đá thường cuốn theo gió bay vào nhà và bám lên nhiều vật dụng như nồi niêu, bát đũa gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của gia đình.
“Mỗi gia đình đều phải lau chùi quét dọn liên tục nhưng không thể triệt để. Hầu hết người dân trong khu dân cư đều bị ảnh hưởng”- bà Liên chia sẻ.Ông Nguyễn Sỹ Chung – Chủ tịch UBND phường Kim Chân, TP Bắc Ninh cho biết, 2 cơ sở sản xuất của công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuân Trường Bắc Ninh và công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Dũng Thắm chưa có giấy phép sản xuất bột đá.
“Sau phản ánh của người dân, UBND phường Kim Chân đã có buổi làm việc với 2 doanh nghiệp. Trong đó đã yêu cầu công ty Xuân Trường Bắc Ninh dừng mọi hoạt động, di dời cơ sở trả lại hành lang đê do không nằm trong quy hoạch tập kết bến bãi”- ông Chung nói.
Cũng theo ông Nguyễn Sỹ Chung, đối với công ty Dũng Thắm, phải dừng hoạt động sản xuất bột đá, thực hiện đúng mục đích tập kết cát sỏi theo quy định. Hiện, các đơn vị đang trong quá trình di dời xưởng sản xuất.
“UBND phường Kim Chân đã báo cáo UBND thành phố Bắc Ninh kiến nghị đóng cửa vĩnh viễn đối với 2 cơ sở này. Đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cuộc sống người dân thì không thể cho tồn tại được” – ông Chung nhấn mạnh.
Tiến Dũng – Văn Giang/VOV.VN
Link nguồn: https://vov.vn/kinh-te/co-so-san-xuat-bot-da-khong-phep-ngang-nhien-gay-o-nhiem-moi-truong-o-bac-ninh-post1067816.vov
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam