Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Hoàng Hải đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của các địa phương xung quanh Hà Nội trong việc bảo vệ môi trường của Hà Nội.
Phát biểu thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu đoàn Đồng Nai Lê Hoàng Hải bày tỏ sự nhất trí cao về việc sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô.
Với những thành tựu đã đạt được cũng như tồn tại, hạn chế được nhìn nhận rõ qua việc thực hiện Luật Thủ đô cũng như các nghị quyết thí điểm, đã đến lúc cần phải đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt hơn để Thủ đô Hà Nội có thể tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô và kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế xây dựng và phát triển Thủ đô để thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế.
Thủ đô Hà Nội phải trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh sạch, đẹp, an ninh, an toàn, phát triển nhanh, bền vững và có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế năng động, trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển – như Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 Bộ Chính trị, về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra.
Nội dung về vấn đề bảo vệ môi trường, tại Điều 29 của dự thảo Luật, việc bảo vệ môi trường của Hà Nội chỉ gói gọn ở trong phạm vi của địa giới hành chính thành phố Hà Nội mà không thấy được vai trò, trách nhiệm của các địa phương xung quanh. Theo đại biểu Hải, để bảo vệ môi trường Thủ đô đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các địa phương lân cận như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang…
Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung một khoản quy định về trách nhiệm của các địa phương xung quanh Hà Nội trong việc bảo vệ môi trường của Hà Nội. Ví dụ, trước khi sông Hồng chảy qua Hà Nội thì còn qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Vậy trách nhiệm của những địa phương này đối với nguồn nước trước khi đổ về Thủ đô Hà Nội như thế nào? Hoặc là về bảo vệ môi trường không khí, nếu như các nhà máy ở các tỉnh lân cận hoạt động ảnh hưởng đến môi trường của Hà Nội thì cơ chế xử lý sẽ như thế nào? Nếu như không quy định tại dự thảo Luật thì dễ dẫn đến tình trạng địa phương nào cũng sẽ chỉ lo cho địa phương đó.
Nhà có vườn cây, trong thành phố có rừng
Về phát triển không gian của Thủ đô Hà Nội, tại cuộc họp thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vào ngày 13-6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà gợi mở, đối với khu vực đô thị trung tâm cần nghiên cứu mô hình “nhà xây nén”, “đô thị nén” nhưng trong nhà có vườn cây, trong thành phố có rừng.
Đại biểu Lê Hoàng Hải cho rằng, định hướng phát triển trên là rất đúng. Cần hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, bảo đảm phát triển bền vững. Tại các nước phát triển thì nhiều đô thị lớn và chật chội như Paris, NewYork hay Singapore, đều có những công viên trung tâm rộng lớn và rừng cây ở trong thành phố. Tại Việt Nam mới chỉ có thành phố Hồ Chí Minh là có huyện Cần Giờ, trong khi Hà Nội chưa phát triển được như vậy.
Qua nghiên cứu dự thảo Luật, đại biểu cũng chưa nhận thấy định hướng rõ ràng về quy hoạch để nhằm bảo đảm hệ sinh thái ở trong vùng lõi của Thủ đô Hà Nội đã có rừng. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu và thể hiện rõ hơn tại dự thảo Luật các tiêu chí, điều kiện đối với Thủ đô Hà Nộ về tỷ lệ đô thị hóa, tỷ lệ cây xanh.
Bảo Hân (lược ghi) – Hà Nội mới
Link nguồn: https://hanoimoi.vn/cac-dia-phuong-lan-can-cung-bao-ve-moi-truong-thu-do-649153.html
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam